Bạn có biết chứng nhận Halal có thể mở ra một thị trường tiêu dùng hoàn toàn mới cho doanh nghiệp của bạn không? Chứng nhận Halal là một chỉ định quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn khai thác thị trường Halal toàn cầu trị giá 2 nghìn tỷ đô la. Dưới đây là quy trình và lợi ích doanh nghiệp sẽ nhận được khi đạt chứng nhận Halal.
1. Giới thiệu về Halal
1.1. Thực phẩm Halal là gì?
Thực phẩm Halal là những sản phẩm được cho phép sử dụng theo luật Hồi giáo. Từ “Halal” trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “được phép”. Để một sản phẩm được công nhận là Halal, nó phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về thành phần, quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản.
Để một thực phẩm được coi là Halal, nó cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguồn gốc và cách chế biến: Thực phẩm phải được sản xuất từ nguyên liệu được phép trong đạo Hồi và phải được chế biến theo cách cho phép. Ví dụ, thịt phải đến từ động vật được giết theo quy trình Halal.
Cấm kỵ (Haram): Một số thực phẩm và thành phần bị cấm theo luật Hồi giáo, chẳng hạn như thịt heo, rượu và các sản phẩm có chứa cồn.
Sự tách biệt: Thực phẩm Halal không nên bị ô nhiễm bởi thực phẩm Haram trong quá trình chế biến, bảo quản hoặc vận chuyển.
Quy trình giết mổ: Đối với thịt, quy trình giết mổ phải tuân theo các quy định của đạo Hồi, bao gồm việc cầu nguyện và làm cho động vật bị đau đớn ít nhất có thể.
Xem thêm: Kosher là gì? Tiêu chuẩn thực phẩm Do Thái
1.2. Chứng nhận Halal là gì?
Chứng nhận Halal là quá trình xác nhận rằng một sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của đạo Hồi liên quan đến thực phẩm, đồ uống, và các sản phẩm tiêu dùng khác.
Đây là một hình thức chứng nhận mà các tổ chức hoặc cơ quan chứng nhận Halal cấp phát để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đó tuân thủ các quy định Halal (theo Kinh Qua’ran và luật Sharia).

1.3. Phân loại tiêu chuẩn theo chương trình chứng nhận Halal
Có 3 chương trình chứng nhận:
JAKIM (Jabatan Kemajaan Islam Malaysia)
JAKIM là một cơ quan chính phủ của Malaysia có vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển các vấn đề liên quan đến Hồi giáo. Chứng nhận Halal của JAKIM được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới và là một trong những tiêu chuẩn Halal uy tín nhất. Các sản phẩm được cấp chứng nhận JAKIM phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thành phần, quy trình sản xuất và bảo quản theo luật Sharia.
JAKIM là một trong những cơ quan chứng nhận Halal uy tín nhất thế giới, được công nhận rộng rãi bởi nhiều quốc gia Hồi giáo. Chứng nhận JAKIM bao gồm các sản phẩm như thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, mỹ phẩm, và các sản phẩm tiêu dùng khác.
MUI (Majelis Ulama Indonesia)
MUI là một tổ chức tôn giáo Hồi giáo lớn nhất tại Indonesia. Chứng nhận Halal của MUI được công nhận rộng rãi tại Indonesia và một số quốc gia Hồi giáo khác. Các sản phẩm được cấp chứng nhận MUI phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Hồi giáo, đảm bảo không chứa các thành phần bị cấm và được sản xuất trong môi trường sạch sẽ.
GCC (Cooperation Council for the Arab States of the Gulf)
GCC là một tổ chức hợp tác kinh tế và chính trị giữa các quốc gia vùng Vịnh như Saudi Arabia, UAE, Kuwait, Qatar, Bahrain và Oman. Chứng nhận Halal của GCC được áp dụng cho các sản phẩm tiêu thụ tại các quốc gia thành viên. Các tiêu chuẩn Halal của GCC được xây dựng dựa trên luật Sharia và các quy định chung của các quốc gia thành viên.
1.4. Chứng nhận Halal áp dụng cho sản phẩm nào
- Thực phẩm và Đồ uống: Thịt, các sản phẩm chế biến sẵn, và đồ uống không chứa cồn.
- Sản phẩm Dược phẩm và Thực phẩm Chức năng: Thuốc, vitamin, và thực phẩm chức năng không chứa thành phần Haram.
- Mỹ phẩm và Sản phẩm Chăm sóc Cá nhân: Kem dưỡng da, son môi, dầu gội, và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
- Sản phẩm Chế biến và Bao bì: Nguyên liệu chế biến và bao bì không bị ô nhiễm bởi thành phần Haram.
- Dịch vụ và Nhà hàng: Cung cấp thực phẩm Halal và dịch vụ ăn uống phù hợp với tiêu chuẩn Halal.
2. Điều kiện để sản phẩm đạt chứng nhận Halal
Để một sản phẩm được cấp chứng nhận Halal, sản phẩm đó phải đáp ứng một loạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt dựa trên luật Sharia của Hồi giáo. Dưới đây là những điều kiện cơ bản:
Về nguyên liệu:
- Không chứa các thành phần Haram: Sản phẩm không được chứa bất kỳ thành phần nào bị cấm theo luật Hồi giáo, như thịt lợn, máu, rượu, các chất gây nghiện, động vật chết không do giết mổ Halal, các sản phẩm từ động vật có vú ăn thịt…
- Nguồn gốc rõ ràng: Nguyên liệu phải có nguồn gốc rõ ràng, có thể truy xuất được và được sản xuất theo quy trình Halal. Đặc biệt, các nguyên liệu từ động vật phải được giết mổ theo phương pháp Halal.
Về quá trình sản xuất:
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Quá trình sản xuất phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không bị nhiễm bẩn bởi các chất cấm.
- Không lẫn lộn với sản phẩm không Halal: Dây chuyền sản xuất phải được phân biệt rõ ràng với các sản phẩm không Halal để tránh tình trạng nhiễm chéo.
- Giám sát của người Hồi giáo: Trong quá trình sản xuất, đặc biệt là các giai đoạn quan trọng như giết mổ, có thể yêu cầu sự giám sát của người Hồi giáo để đảm bảo tuân thủ các quy định.
Về bao bì và nhãn mác:
- Thông tin rõ ràng: Bao bì và nhãn mác phải ghi rõ ràng tên sản phẩm, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng và logo chứng nhận Halal.
- Không gây hiểu nhầm: Bao bì không được sử dụng hình ảnh hoặc từ ngữ gây hiểu nhầm về nguồn gốc hoặc thành phần của sản phẩm.

Xem thêm: Chứng nhận Organic: Lợi ích và quy trình
3. Lợi ích của chứng nhận Halal
Mở rộng thị trường
Thị trường Halal đang phát triển nhanh chóng và mang lại tiềm năng tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp thực phẩm. Bằng cách đạt được chứng nhận Halal, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được một thị trường rộng lớn và đang mở rộng của người tiêu dùng Halal, dự kiến sẽ đạt 2,2 tỷ người vào năm 2030 và đang tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tôn giáo và chế độ ăn uống của họ.
Nâng cao uy tín thương hiệu
Chứng nhận Halal thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp trong việc sản xuất sản phẩm chất lượng, an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn dựa theo đạo Hồi giáo.
Người tiêu dùng theo đạo Hồi giáo sẽ tin tưởng và lựa chọn các sản phẩm có chứng nhận Halal hơn, vì họ biết rằng sản phẩm đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về dinh dưỡng và tôn giáo của họ.
Tăng giá trị sản phẩm
Sản phẩm có chứng nhận Halal thường được định giá cao hơn so với các sản phẩm thông thường. Từ đó giúp gia tăng tăng lợi nhuận và cải thiện hiệu quả kinh doanh.
4. Quy trình chứng nhận Halal Food
Quy trình chứng nhận Halal mới nhất 2024:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký chứng nhận Halal
Khách hàng có nhu cầu đánh giá xác nhận cấp dấu halal nộp 1 bản đăng ký chứng nhận (Application form MF 09.01) bao gồm các thông tin về Công ty và các Sản phẩm cần chứng nhận Halal
Bước 2: Báo giá và ký kết hợp đồng
Sau khi nhận được bản đăng ký chứng nhận (Application form MF 09.01). Hội đồng chứng nhận triển khai xem xét, thông báo chi phí tới khách hàng và kèm theo Hợp đồng để tiến hành ký kết hợp đồng.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm:
- Hợp đồng chứng nhận Halal;
- Hồ sơ giới thiệu công ty ( bao gồm cả sơ đồ tổ chức);
- Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập;
- Các giấy phép hoạt động (nếu có);
- Quy trình/Sơ đồ sản xuất các sản phẩm chứng nhận;
- Các kết quả thí nghiệm của sản phẩm chứng nhận(nếu có);
- Các chứng chỉ khác như ISO, HACCP, GMP, GAP (nếu có);
- Đăng ký (nhãn hiệu) của công ty, nếu có;
- Địa chỉ chi nhánh của công ty;
- Giấy chứng nhận vệ sinh môi trường;
- Giấy chứng nhận về Phòng cháy chữa cháy;
- Quy trình xử lý nước thải và các giấy tờ liên quan đến nước thải;
- Hồ sơ phân tích thí nghiệm.
Bước 4: Đánh giá, thẩm xét đơn vị
- Ðánh giá tài liệu;
- Ðánh giá hiện trường;
- Chuẩn bị báo cáo;
- Chuyên gia đánh giá tiến hành đánh giá và phân tích sau đó sẽ viết một báo cáo;
- Thẩm xét kỹ thuật;
- Sự phù hợp trong đánh giá Halal;
- Chi phí.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận Halal
- Cấp giấy chứng nhận Halal và cho phép sử dụng logo Halal cho các sản phẩm được kiến nghị sử dụng dấu Halal;
- Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ là một 1 năm;
- Thời gian giám sát: 6 tháng giám sát 1 lần;
- Ðánh giá chứng nhận lại được thực hiện không muộn hơn một 1 tháng trước ngày hết hạn.
Thông tin liên hệ tư vấn NatureCert
NatureCert là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn về tiêu chuẩn Halal. Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về các dịch vụ này, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các thông tin sau:
Address: 3B49 Sky 9, 61-63 đường số 1, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Phone: 0932023406
Email: info@naturecert.org
Website: www.naturecert.com
Fanpage chính: Trung tâm NatureCert
Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và kinh nghiệm, NatureCert cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ.