Chứng nhận Organic đang ngày càng được coi trọng trong ngành nông nghiệp hiện đại. Khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe môi trường sống thì các sản phẩm hữu cơ cùng dẫn trở thành xu hướng. Việc đạt được chứng nhận hữu cơ không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn thể hiện cam kết của nhà sản xuất đối với các phương pháp canh tác bền vững và thân thiện với môi trường.
Vậy chứng nhận Organic là gì? Lợi ích và quy trình chứng nhận được thực hiện như thế nào? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
1. Chứng nhận Organic là gì?
Chứng nhận Organic được xem là một quá trình đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Điều này bao gồm việc không sử dụng hóa chất tổng hợp như thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, quản lý đất đai theo cách bền vững, và không chứa thành phần biến đổi gen.
Đối với sản phẩm động vật, chứng nhận yêu cầu động vật phải được nuôi dưỡng trong môi trường tự nhiên và được cho ăn thức ăn hữu cơ. Chứng nhận này được cấp bởi các tổ chức chứng nhận độc lập và có thể khác nhau tùy theo quốc gia.
2. Các tiêu chuẩn sản phẩm Organic
Hiện nay đã có những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ. Các tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
2.1. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041
Đây là bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, bao gồm 3 phần:
- TCVN 11041-1:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Phần này đưa ra những yêu cầu chung về sản xuất, chế biến và ghi nhãn sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi.
- TCVN 11041-2:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ. Phần này quy định cụ thể các yêu cầu đối với trồng trọt hữu cơ, từ việc lựa chọn đất, giống cây trồng đến các quy trình canh tác, thu hoạch và bảo quản.
- TCVN 11041-3:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ. Phần này quy định các yêu cầu đối với chăn nuôi hữu cơ, bao gồm việc lựa chọn giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện nuôi dưỡng và giết mổ.
2.2. Các tiêu chuẩn khác
Ngoài tiêu chuẩn quốc gia, Việt Nam cũng tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như:
- Tiêu chuẩn Organic của Liên minh châu Âu (EU): Các sản phẩm hữu cơ muốn xuất khẩu vào thị trường EU phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của tiêu chuẩn này.
- Tiêu chuẩn Organic của Hoa Kỳ (USDA Organic): Tiêu chuẩn này được công nhận rộng rãi trên thế giới và cũng là một trong những tiêu chuẩn tham khảo quan trọng tại Việt Nam.
3. Phạm vi áp dụng chứng nhận hữu cơ
Chứng nhận hữu cơ (Organic) không chỉ áp dụng cho thực phẩm mà có thể được áp dụng cho rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Cụ thể:
Thực phẩm
- Các loại hạt và rau củ quả: Các loại rau củ quả trồng theo tiêu chuẩn Organic, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.
- Thịt, trứng, sữa: Sản phẩm từ động vật được nuôi dưỡng bằng thức ăn hữu cơ, không sử dụng hormone tăng trưởng hoặc kháng sinh.
- Các sản phẩm chế biến: Các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu hữu cơ như bánh mì, mì ống, nước sốt, đồ uống…
Các sản phẩm khác
- Mỹ phẩm: Các thành phần mỹ phẩm được làm từ hữu cơ, không chứa hóa chất.
- Vải: Vải được làm từ các sợi thiên nhiên và bông hữu cơ.
- Giấy: Sản xuất từ bột giấy hữu cơ.
Xem thêm: Chứng nhận PEFC là gì? 7 nguyên tắc PEFC nhất định phải biết
4. Yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn Organic
Không sử dụng hóa chất tổng hợp
Để tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn Organic, trong quá trình nuôi trồng và sản xuất tuyệt đối không được phép sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, phân bón tổng hợp, hay các hóa chất độc hại.
Không sử dụng thành phần biến đổi gen (GMO)
Thành phần biến đổi gen được hiểu là các thành phần di truyền không theo cách tự nhiên, mà đã được thay đổi bằng công nghệ sinh học hiện đại. Nhằm duy trì tính chất tự nhiên của sản phẩm, tránh can thiệp gen và ngăn ngừa ô nhiễm chéo từ phấn hoa hoặc hạt giống GMO.
Tiêu chuẩn Organic quy định không sử dụng thành phần biến đổi gen nhằm đảm bảo rằng sản phẩm hữu cơ thực sự tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và bảo vệ môi trường.
Quản lý đất đai và nước bền vững
Các phương pháp canh tác hữu cơ yêu cầu quản lý đất đai và nguồn nước theo cách bền vững, bao gồm việc duy trì chất lượng đất, giảm thiểu xói mòn và ô nhiễm nước, và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
Chăn nuôi động vật
Đối với sản phẩm từ động vật, yêu cầu rằng động vật phải được nuôi dưỡng trong môi trường tự nhiên, có không gian rộng rãi, được ăn thức ăn hữu cơ, và không sử dụng kháng sinh hoặc hormone tăng trưởng.
Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tự nhiên
Trong nuôi trồng hữu cơ, chỉ được sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật từ nguồn gốc tự nhiên. Như: phân chuồng hoặc thuốc từ thảo dược,…
Quá trình chế biến và sản xuất
Các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu hữu cơ phải được sản xuất, chế biến và đóng gói mà không làm ô nhiễm sản phẩm bằng hóa chất tổng hợp hoặc các chất phụ gia không được phép.
Truy xuất nguồn gốc
Các sản phẩm Organic phải được ghi nhãn mác rõ ràng để người tiêu dùng nhận biết. Hệ thống ghi chép và truy xuất nguồn gốc luôn đảm bảo tính minh bạch và khả năng kiểm soát chất lượng trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế
Các yêu cầu cụ thể có thể khác nhau tùy theo quốc gia hoặc khu vực, nhưng tất cả đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn cơ bản của chứng nhận hữu cơ, như tiêu chuẩn USDA Organic ở Hoa Kỳ hoặc tiêu chuẩn EU Organic ở Liên minh châu Âu.
Xem thêm: FSC COC là gì? Tiêu chuẩn FSC COC về chuỗi hành trình sản phẩm rừng
5. Lợi ích khi đạt được chứng nhận
Chứng nhận hữu cơ là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với các sản phẩm Organic. Nó không chỉ là một nhãn mác, mà còn là một bằng chứng đảm bảo rằng sản phẩm đó được sản xuất theo đúng quy trình hữu cơ, không sử dụng hóa chất độc hại, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.
Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao chứng nhận hữu cơ lại cần thiết:
Đối với người tiêu dùng:
- Đảm bảo chất lượng: Chứng nhận hữu cơ là cam kết rằng sản phẩm bạn mua không chứa chất bảo quản, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hay các chất biến đổi gen. Điều này giúp bạn yên tâm về sức khỏe của bản thân và gia đình.
- Minh bạch thông tin: Nhãn hiệu chứng nhận hữu cơ giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt sản phẩm hữu cơ thật với sản phẩm thông thường, đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt.
- Hỗ trợ nông nghiệp bền vững: Khi chọn mua sản phẩm hữu cơ, bạn đang góp phần ủng hộ các phương pháp sản xuất nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường.
Đối với nhà sản xuất:
- Nâng cao giá trị sản phẩm: Sản phẩm hữu cơ có chứng nhận thường có giá trị cao hơn so với sản phẩm thông thường, mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà sản xuất.
- Mở rộng thị trường: Với những doanh nghiệp mong muốn xuất khẩu thực phẩm hữu cơ. Thì giấy chứng nhận thực phẩm hữu cơ sẽ là yếu tố tiên quyết để xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.
- Xây dựng thương hiệu: Khi các sản phẩm hữu cơ có giấy chứng nhận của trung tâm kiểm nghiệm. Sẽ tạo ra thương hiệu sản phẩm hữu cơ uy tín và tạo được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Vì vậy mà tạo dựng được lòng tin đối với khách hàng.
Đối với môi trường
- Bảo vệ đa dạng sinh học: Sản xuất hữu cơ hạn chế sử dụng hóa chất, giúp bảo vệ đất, nước, không khí và đa dạng sinh học.
- Giảm ô nhiễm môi trường: Các phương pháp sản xuất hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường như các phương pháp sản xuất công nghiệp.
6. Quy trình chứng nhận Organic
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Trang trại, nhà sản xuất phải tải bộ tiêu chuẩn Organic từ các cơ sở dữ liệu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho từng nhóm sản phẩm cụ thể như gia súc gia cầm, mỹ phẩm, rau củ quả, các loại hạt,…
Bước 2: Chọn đơn vị tư vấn
- Sau khi chọn tổ chức chứng nhận được cấp phép để tư vấn, doanh nghiệp sẽ đăng ký kiểm định chất lượng trang trại và nông sản để được cấp chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam.
- Thời hạn thông thường là 1 năm, khi hết hạn phải kiểm định lại.
Bước 3: Gửi mẫu kiểm nghiệm
- Lấy mẫu đất, nước ngẫu nhiên trong trang trại (lượng mẫu phải lấy đúng quy định và dàn trải toàn nông trại) dưới sự giám sát của tổ chức chứng nhận.
- Gửi các mẫu đến các trung tâm kiểm nghiệm có đầy đủ kỹ thuật, máy móc để báo cáo về hàm lượng của các chất độc hại và thành phần, tỷ lệ các chất dinh dưỡng có trong đất.
Bước 4: Kiểm nghiệm mẫu sau khi thu hoạch
Sản phẩm sau khi thu hoạch phải lấy mẫu và gửi sang để kiểm định hàm lượng dinh dưỡng, độc tố,…
Bước 5: Khắc phục
- Đơn vị chứng nhận sẽ tư vấn cho doanh nghiệp các điểm chưa đạt yêu cầu để có hướng khắc phục.
- Tiến hành nghiệm thu, lấy mẫu xét nghiệm lại đối với các yếu tố chưa đạt.
Bước 6: Cấp chứng nhận hữu cơ
- Khi nhà sản xuất đáp ứng toàn bộ các yêu cầu của bộ quy chuẩn hữu cơ thì sẽ được cấp chứng nhận Organic cho nông sản, sản phẩm đã đăng ký với thời hạn 01 năm.
- Nhà sản xuất được sử dụng logo, mã số, thời gian hiệu lực của chứng nhận hữu cơ do đơn vị trung gian cấp trên nhãn sản phẩm.
NatureCert là một trong những tổ chức hàng đầu thế giới về tư vấn và chứng nhận các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến nông nghiệp hữu cơ. Với nhiều năm kinh nghiệm, NatureCert đã trở thành đối tác tin cậy của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân muốn đạt được các chứng nhận uy tín quốc tế. Để được tư vấn nhanh chóng, xin vui lòng liên hệ:
⭐Trung tâm thẩm tra thẩm định khí nhà kính NatureCert | ✅ Chứng nhận Organic |
⭐Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm | ✅ Chứng nhận HACCP |
⭐Hotline Hỗ trợ 24/7 | ☎️ 0932.023.406 |
Thông tin liên hệ tư vấn NatureCert
NatureCert là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn về chứng nhận nhận Organic. Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về các dịch vụ này, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các thông tin sau:
Address: 3B49 Sky 9, 61-63 đường số 1, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Phone: 0932023406
Email: info@naturecert.org
Website: www.naturecert.com
Fanpage chính: Trung tâm NatureCert
Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và kinh nghiệm, NatureCert cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ.