Kiểm kê khí nhà kính ngành trồng trọt tiếp tục trở thành nghĩa vụ bắt buộc mà các doanh nghiệp, cơ sở phải thực hiện. Hãy cùng Naturecert tìm hiểu kiểm kê khí nhà kính ngành trồng trọt là gì? Và tham khảo hướng dẫn báo cáo kiểm kê khí nhà kính ngành trồng trọt theo quy định của Pháp luật trong bài viết này.
1. Kiểm kê khí nhà kính ngành trồng trọt là gì?
Kiểm kê khí nhà kính ngành trồng trọt là quá trình thu thập, phân tích và báo cáo về lượng khí nhà kính phát thải vào không khí từ các nguồn khác nhau trong một khoảng thời gian cụ thể. Quá trình này nhằm mục đích cung cấp thông tin chi tiết về mức độ phát thải khí nhà kính, giúp các tổ chức, doanh nghiệp và quốc gia hiểu rõ hơn về tác động của họ đối với môi trường và tìm ra các biện pháp giảm thiểu phát thải.
Xem thêm: Kiểm kê khí nhà kính tiêu chuẩn ISO 14064-1
2. Tại sao cần phải kiểm kê khí nhà kính ngành trồng trọt?
2.1. Tuân thủ quy định của Pháp luật
Từ ngày 1/1/2022, Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14) có hiệu lực thi hành, quy định các doanh nghiệp thuộc Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện Kiểm kê khí nhà kính.
Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn và Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính:
- 1.912 cơ sở trọng điểm nằm trong danh mục bắt buộc phải thực hiện kiểm kê và có biện pháp giảm nhẹ.
- Các cơ sở không thuộc đối tượng quy định được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ.
2.2. Đánh giá tác động môi trường
Ngành trồng trọt có thể phát thải một lượng lớn khí nhà kính, bao gồm CO2, CH4 (methane), và N2O (nitrous oxide). Việc kiểm kê giúp xác định chính xác lượng phát thải từ các hoạt động nông nghiệp, đồng thời nhận diện ảnh hưởng của chúng đến hiện tượng biến đổi khí hậu. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến thời tiết, mùa vụ và năng suất cây trồng.
2.3. Tối ưu hóa quy trình sản xuất
Qua kiểm kê, các doanh nghiệp ngành trồng trọt có thể nhận diện các quy trình gây phát thải cao và tìm cách cải tiến để tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. Việc tối ưu hóa sử dụng phân bón, nước tưới và các yếu tố đầu vào khác không chỉ giảm phát thải mà còn giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Xem thêm: Kiểm kê khí nhà kính tiêu chuẩn ISO 14064-2
3. Quy trình kiểm kê khí thải nhà kính ngành trồng trọt
Bước 1: Xác định phạm vi
- Xác định ranh giới của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm kê.
- Xác định các nguồn phát thải khí nhà kính trong phạm vi kiểm kê, bao gồm:
+ Phát thải từ hoạt động bón phân.
+ Phát thải từ hoạt động tưới tiêu.
+ Phát thải từ quản lý đất đai.
+ Phát thải từ quản lý tàn dư thực vật.
+ Phát thải từ thay đổi sử dụng đất.
- Xác định các nguồn thu giữ khí nhà kính, bao gồm:
+ Thu giữ carbon từ sinh khối cây trồng.
+ Thu giữ carbon trong đất.
Bước 2: Thu thập dữ liệu đầu vào
- Dữ liệu về cây trồng: Loại cây trồng, diện tích canh tác, năng suất, và chu kỳ sinh trưởng.
- Dữ liệu về quản lý đất: Các biện pháp canh tác như cày xới, bón phân, tưới tiêu,…
- Dữ liệu về sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: Lượng phân bón và thuốc sử dụng.
- Dữ liệu khí tượng: Thông tin về nhiệt độ, lượng mưa, và các yếu tố thời tiết khác.
Bước 3. Tính toán phát thải khí nhà kính
Để tính toán phát thải khí nhà kính ngành trồng trọt, người ta sử dụng các hệ số phát thải cùng với dữ liệu hoạt động cụ thể. Dưới đây là công thức và quy trình tính toán cho các khí nhà kính chính:
- Phát thải CH4 từ ruộng lúa:
CH4Rice = Σi,j,k (EFi,j,k x ti,j,k x Ai,j,k x 10-6)
Trong đó:
+ CH4 Rice là phát thải khí metan hàng năm từ trồng lúa
+ Gg CH4/năm, 1Gg = 1000 tấn
+ EFi,j,k là hệ số phát thải
+ CH4 ha/ ngày
+ ti,j,k là thời gian canh tác lúa, ngày
+ Ai,j,k là diện tích lúa, ha /năm.
- Phát thải từ đốt phụ phẩm nông nghiệp:
LfireCH4 = A x MB x Cf x Gef x 10-3
Trong đó:
+ LfireCH4 là lượng phát thải khí metan do cháy, tấn
+ A là diện tích cháy, ha
+ MB là khối lượng của vật liệu để đốt, tấn/ha;
+ Cf là hệ số đốt (giá trị mặc định);
+ Gef là hệ số phát thải, g/kg vật chất khô bị đốt cháy (giá trị mặc định trong Gef CH4 = 2,7 g/kg và Gef NO2 = 0,07 g/kg).
+ Trong trường hợp dữ liệu cho MB và Cf không có sẵn, sử dụng phương pháp cấp 1, MB.Cf = 5,5 tấn/ha.
Bước 4: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực
Căn cứ vào hướng dẫn IPCC 2006 và IPCC 2019 để thiết lập Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính. Việc kiểm soát bao gồm:
- Kiểm tra sự toàn diện, chính xác và đầy đủ của số liệu
- Kiểm tra các giả thuyết và tiêu chuẩn chọn lựa số liệu hoạt động, hệ số phát thải, và những hệ số chuyển đổi
- Rà soát lỗi nhập số liệu và tài liệu tham khảo
- Kiểm tra phần tổng hợp số liệu
- Kiểm tra tính liên tục của số liệu
- Kiểm tra xu hướng phát thải
- Xác định, khắc phục lỗi và thiếu sót:
+ Kiểm tra phương pháp kiểm kê phát thải khí nhà kính
+ Kiểm tra cách ghi thông số và đơn vị, sử dụng các hệ số chuyển đổi
+ Kiểm tra độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính
- Kiểm tra tài liệu
+ Kiểm tra tài liệu kiểm kê có đầy đủ không
+ Rà soát các văn bản lưu trữ
Bước 5: Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính
- Xác định độ không chắc chắn của số liệu hoạt động, hệ số phát thải, kết quả tính toán trong quá trình kiểm kê khí nhà kính
- Xây dựng bảng tổng hợp độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính
Bước 6: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính ngành trồng trọt
Việc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Phát hiện ra sai sót trong kết quả tính toán lượng phát thải khí nhà kính.
- Có thay đổi về các phương pháp định kiểm kê nhà kính, số liệu hoạt động và hệ số phát thải.
Bước 7: Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính được xây dựng theo Mẫu số 06, Phụ lục II Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn.
4. Báo cáo kiểm kê khí nhà kính ngành trồng trọt
4.1. Căn cứ pháp lý thực hiện báo cáo
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020.
- Nghị định 06/2022/NĐ-CP: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozôn.
- Quyết định 01/2022/QĐ-TTg: Ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
- Thông tư 01/2022/TT-BTNMT: Quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu.
- ISO 14064-1:2018. Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức.
Các cơ sở nằm trong danh mục hoặc các cơ sở không thuộc đối tượng quy định được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình phải có trách nhiệm theo dõi và thực hiện theo Nghị định, nhằm nâng cao hình ảnh doanh nghiệp phát triển bền vững đáp ứng tốt các yêu cầu từ quốc gia.
4.2. Cấu trúc báo cáo
Đối với báo cáo kiểm kê khí nhà kính gồm 3 chương được nêu tại Phụ lục II – Nghị định 06/2022/NĐ-CP bao gồm các phần như sau:
- Chương 1: Thông tin của cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
+ Tên cơ sở, địa chỉ, giấy phép kinh doanh
+ Thông tin về người đại diện của cơ sở trước phát luật
+ Thông tin về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, sản xuất
- Chương 2: Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Ranh giới và phạm vi hoạt động cơ sở
+ Cơ sở hạ tầng, công nghệ và hoạt động của cơ sở
+ Các nguồn phát thải, bể hấp thụ khí nhà kính trong phạm vi
+ Hệ thống thông tin, dữ liệu về phát thải khí nhà kính của cơ sở
- Chương 3: Kết quả thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính
+ Mô tả phương pháp kiểm kê phát thải khí nhà kính
+ Số liệu hoạt động liên quan đến phát thải khí nhà kính của cơ sở
+ Kết quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở
+ Độ tin cậy, tính đầy đủ, độ không chắc chắn của thông tin, số liệu về phát thải khí nhà kính và kết quả kiểm kê khí nhà kính
Xem thêm: Thẩm tra báo cáo dấu chân carbon sản phẩm ISO 14067
5. Kiểm kê khí nhà kính ngành trồng trọt ở đâu uy tín?
NatureCert là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm kê khí nhà kính nói chung và kiểm kê khí nhà kính ngành trồng trọt nói riêng. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho các doanh nghiệp nông nghiệp các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sử dụng công nghệ tiên tiến nhất để thu thập và phân tích dữ liệu, từ đó tạo ra các báo cáo chi tiết về phát thải khí nhà kính.
Chúng tôi không chỉ cung cấp thông tin minh bạch và chính xác mà còn đưa ra các khuyến nghị cụ thể để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.
⭐Trung tâm thẩm tra thẩm định khí nhà kính NatureCert | ✅ Kiểm kê khí nhà kính |
⭐Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm | ✅ Báo cáo kiểm kê khí nhà kính |
⭐Hotline Hỗ trợ 24/7 | ☎️ |
Thông tin liên hệ tư vấn NatureCert
NatureCert là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn về thẩm định và thẩm tra báo cáo khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO. Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về các dịch vụ này, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các thông tin sau:
Address: 3B49 Sky 9, 61-63 đường số 1, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Phone: 0932023406
Email: info@naturecert.org
Website: www.naturecert.com
Email: info@naturecert.org
Fanpage chính: Trung tâm NatureCert
Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và kinh nghiệm, NatureCert cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất trong việc đánh giá và báo cáo về khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.