Theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg, năng lượng là một trong 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính để đo lường, quản lý và giảm thiểu lượng phát thải này một cách hiệu quả. Trong bài viết này, Naturecert sẽ hướng dẫn chi tiết kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực năng lượng.
1. Khí nhà kính lĩnh vực năng lượng là gì?
Khí nhà kính lĩnh vực năng lượng là những khí được thải ra trong quá trình sản xuất, tiêu thụ năng lượng, có khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại, góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, dẫn đến biến đổi khí hậu.
Các nguồn phát thải khí nhà kính chính trong lĩnh vực năng lượng bao gồm:
- Công nghiệp sản xuất năng lượng
+ Hoạt động khai thác, chế biến nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt).
+ Sản xuất điện từ các nhà máy điện than, điện khí, điện hạt nhân, …
+ Sản xuất nhiên liệu sinh học từ các nguồn nguyên liệu tái tạo như biomass, rác thải, …
- Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng
+ Sử dụng năng lượng cho sản xuất công nghiệp.
+ Sử dụng năng lượng trong các hoạt động thương mại, dịch vụ.
+ Sử dụng năng lượng cho các hộ gia đình (nấu nướng, đốt nóng nước, chiếu sáng, sử dụng các thiết bị điện tử, …).
- Khai thác than
+ Khai thác than lộ thiên và hầm mỏ.
+ Vận chuyển than từ nơi khai thác đến nhà máy điện hoặc nơi tiêu thụ.
+ Khai thác dầu và khí tự nhiên
+ Khai thác dầu mỏ và khí đốt từ các mỏ dưới lòng đất hoặc dưới đáy biển.
+ Chế biến dầu mỏ và khí đốt thành các sản phẩm như xăng, dầu diesel, khí đốt,…
+ Vận chuyển dầu mỏ và khí đốt từ nơi khai thác đến nhà máy lọc dầu hoặc nơi tiêu thụ.
Khí nhà kính lĩnh vực năng lượng chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
2. Tại sao cần phải kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực năng lượng?
Tại Việt Nam, lĩnh vực năng lượng là nguồn phát thải khí nhà kínhlớn nhất, chiếm hơn 50% tổng lượng phát thải cả nước. Do đó, việc giảm thiểu khí nhà kính lĩnh vực năng lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nỗ lực chung của Việt Nam và cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Năm 2013, tổng lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam đạt 259,0 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó lĩnh vực năng lượng chiếm 151,4 triệu tấn CO2 tương đương. Con số này cho thấy tiềm năng to lớn trong việc giảm phát thải KNK từ lĩnh vực này. Theo dự báo, với các biện pháp hiệu quả, Việt Nam có thể giảm tới 8,4% lượng phát thải KNK so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) vào năm 2030.
Với tầm quan trọng như vậy, phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực năng lượng cần được quan tâm và theo dõi sát sao. Do vậy, việc thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng giúp doanh nghiệp này đo lường và giảm thiểu tác động của hoạt động của họ đối với môi trường.
Xem thêm: Kiểm kê khí nhà kính tiêu chuẩn ISO 14064-1
3. Quy trình kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực năng lượng
Bước 1. Xác định phương pháp kiểm kê
Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc kiểm kê khí nhà kính:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020.
- Nghị định 06/2022/NĐ-CP: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozôn.
- Quyết định 01/2022/QĐ-TTg: Ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
- Thông tư 01/2022/TT-BTNMT: Quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu.
- TCVN ISO 14064-1:2018. Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức.
Bước 2: Xác nguồn phát thải khí nhà kính
Doanh nghiệp cần xác định những nguồn phát thải chính trong hoạt động năng lượng của mình. Điều này có thể bao gồm các thiết bị sản xuất, hệ thống vận chuyển, lưu trữ, và phân phối năng lượng.
Phạm vi, ranh giới kiểm kê trong lĩnh vực năng lượng bao gồm các nội dung như sau:
- Phát thải từ đốt cháy nhiên liệu:
+ Công nghiệp năng lượng: bao gồm sản xuất điện, lọc hóa dầu và chế biến
+ Công nghiệp sản xuất và xây dựng: Bao gồm sản xuất sắt thép, sản xuất phân bón, sản xuất hóa chất, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp khác
+ Tiêu thụ nhiên liệu trong giao thông vận tải: bao gồm đường hàng không, đường sắt, đường bộ và đường thủy
+ Các ngành khác: dịch vụ thương mại, dân sinh, nông nghiệp và phi năng lượng.
- Phát thải từ phát tán thông qua các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch:
+ Khai thác than
+ Khai thác dầu và khí tự nhiên
Bước 3: Thu thập dữ liệu
- Dữ liệu hoạt động
Thu thập dữ liệu về lượng khí nhà kính từ các nguồn phát thải đã xác định. Dữ liệu này có thể bao gồm thông tin về tiêu thụ năng lượng, loại nhiên liệu sử dụng, và các chỉ số quan trọng khác.
Ví dụ đối với việc tiêu thụ nhiên liệu trong hoạt động vận tải, các dữ liệu cần thu thập bao gồm: lượng tiêu thụ nhiên liệu được mua (xăng, dầu diesel, LPG, GNV,…); lượng tiêu thụ điện;…
- Hệ số phát thải theo các tài liệu do Việt Nam và Quốc tế công bố:
+ Bậc 1: Sử dụng các số liệu thống kê quốc gia và các hệ số phát thải mặc định của IPCC (quốc tế).
+ Bậc 2: Sử dụng số liệu thống kê quốc gia và các hệ số phát thải đặc trưng quốc gia (Việt Nam)
Bước 4: Tính phát thải
Việc tính toán phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực căn cứ theo các phương pháp kiểm kê khí nhà kính.
Kết quả kiểm kê khí nhà kính được tính toán, tổng hợp trên cơ sở các biểu mẫu về số liệu hoạt động, hệ số phát thải, hệ số nóng lên toàn cầu cho các nguồn phát thải, hấp thụ được kiểm kê khí nhà kính của lĩnh vực năng lượng.
Công thức tổng quát tính toán phát thải KNK từ hoạt động đốt nhiên liệu của các cơ sở thuộc lĩnh vực năng lượng theo cách tiếp cận Bậc 1 được biểu diễn theo Phương trình:
Phát thải i,j = Tiêu thụ nhiên liệu j x Hệ số phát thải i,j
Trong đó:
Phát thải i,j = phát thải KNK i từ đốt nhiên liệu j, tấn CO2td
Tiêu thụ nhiên liệu j = lượng nhiên liệu loại j được đốt (TJ)
Hệ số phát thải i,j = hệ số phát thải mặc định theo loại KNK i và nhiên liệu j (kg/TJ)
i = loại KNK có thể phát thải trong quá tình đốt nhiên liệu (CO2, CH4, N2O)
j = loại nhiên liệu.
Do hoạt động khai thác và xử lý than có hệ số phát thải khí nhà kính đặc trưng từng quốc gia được công bố bởi Bộ Công Thương, nên tiểu lĩnh vực này được áp dụng cách tiếp cận Bậc 2 để tính toán phát thải khí nhà kính. Công thức tổng quát tính toán phát thải khí nhà kính từ hoạt động này được lấy theo Hướng dẫn thực hành tốt của IPCC, được biểu diễn trong các phương trình:
- Khai thác hầm lò:
Phát thải CH4 (Gg) = Hệ số phát thải CH4 từ khai thác hầm lò (m3 CH4/tấn than được khai thác) * Sẩn lượng than hầm lò (Mt) * Hệ số chuyển đổi (Gg/106m3)
- Khai thác lô thiên:
Phát thải CH4 (Gg) = Hệ số phát thải CH4 từ khai thác lộ thiên (m3 CH4/tấn than được khai thác) * Sản lượng than lộ thiên (Mt) * Hệ số chuển đổi (Gg/106m3)
- Sau khai thác:
+ Phát thải CH4 dưới lòng đất (Gg) = Hệ số phát thải CH4 sau khai thác hầm lò (m3 CH4/tấn than được khai thác) * Sản lượng than hầm lò (Mt) * Hệ số chuyển đổi (Gg/106m3)
+ Phát thải CH4 bề mặt (Gg) = Hệ số phát thải CH4 sau khai thác lộ thiên (m3 CH4/tấn than được khai thác) * Sản lượn than lộ thiên (Mt) * Hệ số chuyển đổi (Gg/106 m3)
Bước 5: Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính
Đánh giá độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực năng lượng được căn cứ theo hướng dẫn IPCC 2006, ISO 14064:2018.
- Xác định độ không chắc chắn của số liệu hoạt động, hệ số phát thải, kết quả tính toán trong quá trình kiểm kê khí nhà kính.
- Xây dựng bảng tổng hợp độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính.
Bước 6: Xác định cơ hội tiết kiệm năng lượng
Khi bạn đã biết mức phát thải của mình, bạn có thể xác định cơ hội tiết kiệm năng lượng. Một số biện pháp giảm phát thải đối với các đơn vị cơ sở có thể áp dụng bao gồm:
- Sử dụng năng lượng tái tạo (Năng lượng mặt trời áp mái hoặc năng lượng gió): đối với biện pháp này, chúng ta có thể tham khảo phương pháp AMS-I.F – Phát điện từ năng lượng tái tạo cho tự dùng và lưới điện quy mô nhỏ, phiên bản 05.0. Lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo như điện mặt trời áp mái, điện gió cho tự dùng tại cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Hiệu quả năng lượng (EE): Các biện pháp EE có thể bao gồm các biện pháp tiết kiệm điện, ví dụ như nâng cấp hệ thống chiếu sáng, tối ưu hóa máy nén khí, cải thiện hệ thống làm mát, lắp biến tần hoặc các biện pháp tiết kiệm điện khác. Với biện pháp EE, chúng ta có thể tham khảo phương pháp AMS-II.D – Các biện pháp tiết kiệm năng lượng và chuyển đổi nhiên liệu cho các cơ sở công nghiệp, phiên bản 13.0.
Bước 7: Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng theo Mẫu số 06, Phụ lục II Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn.
Xem thêm: Kiểm kê khí nhà kính tiêu chuẩn ISO 14064-2
4. Kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực năng lượng tại Naturecert
Chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực năng lượng chỉnh chu nhất. Cụ thể như sau:
- Sẽ tiếp nhận yêu cầu kiểm kê của doanh nghiệp và tiến hành thực hiện ngay sau đó.
- Sẽ có những văn bản, giấy tờ, các chỉ số theo đúng yêu cầu của Luật Bảo vệ Môi trường
- Có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, một tổ chức kiểm kê khí môi trường hoạt động lâu năm.
- Dịch vụ phục vụ nhiệt tình và nhanh chóng.
⭐Trung tâm thẩm tra thẩm định khí nhà kính NatureCert | ✅ Kiểm kê khí nhà kính |
⭐Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm | ✅ Báo cáo kiểm kê khí nhà kính |
⭐Hotline Hỗ trợ 24/7 | ☎️ |
5. Lời kết
Quá trình kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực năng lượng đang trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết trong việc bảo vệ môi trường. Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn được những thông tin về độ quan trọng và quy trình kiểm kê nhà khí.
Thông tin liên hệ tư vấn NatureCert
NatureCert là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn về thẩm định và thẩm tra báo cáo khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO. Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về các dịch vụ này, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các thông tin sau:
Address: 3B49 Sky 9, 61-63 đường số 1, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Phone: 0932023406
Email: info@naturecert.org
Website: www.naturecert.com
Email: info@naturecert.org
Fanpage chính: Trung tâm NatureCert
Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và kinh nghiệm, NatureCert cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất trong việc đánh giá và báo cáo về khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.