Kiểm kê khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử là hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý và đánh giá sự biến động của môi trường cũng như khí hậu và bầu khí quyển. Vậy quy trình kiểm kê khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử được thực hiện như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Naturecert để có câu trả lời nhé!
1. Khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử là gì?
Khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử chủ yếu là các loại khí được sử dụng trong quá trình sản xuất thiết bị điện tử, đặc biệt là sản xuất bán dẫn. Một số khí nhà kính chính trong ngành này bao gồm: Hexafluoroethane (C2F6), Nitrous Oxide (N2O), Trifluoromethane (CHF3), Sulfur Hexafluoride (SF6), Perfluorocarbons (PFCs). Những khí này có tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính rất cao, thậm chí cao hơn nhiều lần so với CO2, vì chúng có khả năng giữ nhiệt trong khí quyển mạnh mẽ và thời gian tồn tại lâu dài.
Xem thêm: Thẩm tra báo cáo khí nhà kính ISO 14064-1
2. Tại sao cần kiểm kê khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử?
Ngành công nghiệp điện tử đóng góp một lượng đáng kể khí thải nhà kính vào bầu khí quyển, gây ra biến đổi khí hậu. Tổng lượng phát thải khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử trong năm 2023 đạt 1,3 tỷ tấn CO2 tương đương, chiếm khoảng 4% tổng lượng phát thải toàn cầu. So với năm 2022, lượng phát thải KNK của ngành công nghiệp điện tử tăng 2,5%, chủ yếu do nhu cầu về thiết bị điện tử ngày càng tăng và sự phức tạp trong quá trình sản xuất.
Với tầm quan trọng như vậy, phát thải khí nhà kính từ ngành công nghiệp điện tử cần được quan tâm và theo dõi sát sao. Do vậy, việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử giúp doanh nghiệp này đo lường và giảm thiểu tác động của hoạt động của họ đối với môi trường.
Xem thêm: Thẩm định và thẩm tra báo cáo khí nhà kính ISO 14064-2
3. Quy trình kiểm kê khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử
Thông tư 38/2023/TT-BTC ngày 27/12/2023 của Bộ Công thương quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử. Quy trình được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định phạm vi kiểm kê khí nhà kính
Kiểm kê khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử được thực hiện đối với các nguồn phát thải thuộc phạm vi quản lý của cơ sở, cụ thể :
- Nguồn phát thải trực tiếp:
+ Phát thải từ các quá trình công nghiệp gồm phát thải từ các quá trình vật lý hoặc hóa học tạo ra Khí nhà kính trong dây chuyền sản xuất của cơ sở.
+ Phát thải do phát tán từ máy móc, thiết bị hoặc trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản.
+ Phát thải khí nhà kính là các dung môi chất lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, kinh doanh môi chất lạnh.
+ Phát thải từ thu gom, quản lý và xử lý chất thải.
- Nguồn phát thải gián tiếp:
+ Phát thải do tiêu thụ năng lượng điện;
+ Phát thải do sử dụng năng lượng hơi.
Bước 2: Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính
Cơ sở thực hiện việc thu thập, quản lý và lưu giữ số liệu hoạt động liên quan đến các nguồn phát thải trong phạm vi quản lý.
Số liệu hoạt động cần thu thập phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở quy định tại Mục 1 Phụ lục II của Thông tư 38/2023/TT-BCT.
Bước 3: Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử
Các cơ sở tính toán, xác định hệ số phát thải khí nhà kính phù hợp với hiện trạng công nghệ, quy trình sản xuất theo hướng dẫn của IPCC 2006 và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Trường hợp không áp dụng khoản 1 điều này thì áp dụng hệ số phát thải theo Danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
Trường hợp các hệ số phát thải khí nhà kính chưa được quy định tại khoản 2 điều này thì áp dụng hệ số phát thải khí nhà kính theo hướng dẫn của IPCC.
Bước 4: Phương pháp kiểm kê khí nhà kính
Phương pháp tính toán cho các hoạt động phát thải khí nhà kính hướng dẫn tại Mục 2 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2023/TT-BCT. Công thức tính toán lượng phát thải khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử như sau:
KNKi = ADi * EFi
Trong đó:
– i là loại khí nhà kính
– KNKi là lượng phát thải của KNK i (tấn)
– ADi là số liệu hoạt động của KNK i
– EFi là hệ số phát thải của KNK i
Công thức tính tổng lượng phát thải khí nhà kính của một cơ sở :
TPT= ∑i KNKi * GWPi
Trong đó:
- TPT là tổng lượng phát thải khí nhà kính của cơ sở (tấn CO2 tđ)
- GWPi là hệ số tiềm năng nóng lên toàn cầu của KNK i áp dụng theo hướng dẫn mới nhất của IPCC
Bước 5: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử
Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo tiểu mục 6.1.2 mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011 , Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ cơ sở, bao gồm các bước sau:
- Xác định và thẩm tra về trách nhiệm, quyền hạn của những người có trách nhiệm triển khai kiểm kê khí nhà kính;
- Xác định, áp dụng và thẩm tra việc đào tạo tương ứng cho các thành viên thực hiện kiểm kê khí nhà kính;
- Xác định và thẩm tra các nguồn và bể hấp thụ khí nhà kính;
- Lựa chọn và kiểm tra các phương pháp luận định lượng, gồm cả các số liệu hoạt động khí nhà kính và các hệ số phát thải và loại khí nhà kính phù hợp với mục đích sử dụng kiểm kê khí nhà kính đã định;
- Thẩm xét việc áp dụng các phương pháp luận định lượng để đảm bảo sự nhất quán trong nhiều cơ sở sản xuất;
- Xây dựng và bảo trì hệ thống thu thập số liệu;
- Kiểm tra việc áp dụng các phương pháp kiểm kê khí nhà kính để đảm bảo sự nhất quán trong nhiều cơ sở;
- Sử dụng, bảo dưỡng và kiểm định thiết bị đo;
- Đánh giá nội bộ và tiến hành kiểm tra kỹ thuật định kỳ;
- Thẩm tra định kỳ các cơ hội để cải tiến quá trình quản lý thông tin
Bước 6: Đánh giá độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử
Việc đánh giá độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo hướng dẫn tại quy định điều 11 của Thông tư 38/2023/TT-BCT
Bước 7: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính
Cơ sở có trách nhiệm giải trình và tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của các kỳ kiểm kê trước khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Có thay đổi về phạm vi kiểm kê khí nhà kính;
- Có sự thay đổi về phương pháp kiểm kê khí nhà kính dẫn đến sự thay đổi trong kết quả kiểm kê khí nhà kính gần nhất
- Có sự thay đổi về nguồn và hệ số phát thải khí nhà kính
Cơ sở có trách nhiệm bổ sung nội dung phần tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của kỳ kiểm kê trước vào trong Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở của kỳ báo cáo.
Bước 8: Xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử được xây dựng theo quy định Mẫu 06, Phụ lục II Nghị định 06/2022/NĐ-CP
Xem thêm: Thẩm tra báo cáo dấu chân carbon sản phẩm ISO 14067
4. Tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến kiểm kê và báo cáo khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử
Một số tiêu chuẩn và công cụ quốc tế:
- ISO 14064-1:2018 (Phát thải và loại bỏ KNK – cấp độ doanh nghiệp)
- ISO 14064-2:2019 (Phát thải và loại bỏ KNK – cấp độ dự án)
- ISO 14064-3: 2019 (xác nhận và thẩm định các tuyên bố về KNK)
- ISO 14065:2020 (Nguyên tắc chung và yêu cầu đối với các cơ quan thẩm định thông tin môi trường)
- Tiêu chuẩn báo cáo và kế toán doanh nghiệp theo Nghị định thư về KNK (The GHG Protocol Corporate Acing and Reporting Standard): cung cấp yêu cầu chi tiết và hướng dẫn cho doanh nghiệp và các tổ chức khác chuẩn bị kiểm kê phát thải khí nhà kính ở cấp doanh nghiệp.
- Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) là điều ước quốc tế về môi trường nhằm mục tiêu giảm thiểu tác động của con người tới hệ thống khí hậu toàn cầu, bao gồm việc ổn định nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển. Tham khảo các tiêu chuẩn/chương trình của UNFCCC (cấp dự án và cấp quốc gia)
- Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) (https://www.ipcc.ch/) là cơ quan thuộc Liên hợp quốc có trách nhiệm cung cấp thông tin, cơ sở khoa học về biến đổi khí hậu do con người gây ra, các tác động của biến đổi khí hậu tới tự nhiên, chính trị, kinh tế và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Tham khảo Báo cáo đánh giá lần thứ 6 của IPCC về biến đổi khí hậu.
- PCAF (Partnership for Carbon Acing Financials) là một sáng kiến của ngành tài chính, được thành lập vào năm 2015 bởi các tổ chức tài chính Hà Lan, mở rộng sang Bắc Mỹ vào năm 2018 và mở rộng quy mô toàn cầu vào năm 2019. PCAF giúp các tổ chức tài chính đánh giá và báo cáo KNK từ các khoản vay và đầu tư của họ thông qua hạch toán KNK (GHG Acing).
- Task Force on Climate-Related Financial Disclosures (TCFD) do Ủy ban Ổn định tài chính (Financial Stability Board) thành lập để cải thiện và tăng cường báo cáo tài chính liên quan đến khí hậu. Cụ thể, đó là một tổ công tác gồm 32 thành viên từ các nước thành viên G20, đại diện cho cả tổ chức lập báo cáo và tổ chức sử dụng báo cáo, xây dựng các khuyến nghị cho công bố thông tin tài chính liên quan đến khí hậu hiệu quả hơn.
- Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn: Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải và hấp thụ khí nhà kính; tham gia phát triển thị trường các-bon trong nước; sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, tiêu thụ và xử lý các chất làm suy giảm tầng ozôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn.
- Quyết định 01/2022/QĐ-TTG ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
- Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
- Quyết định 2626/2022-BTNMT công bố Danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011 về Khí nhà kính -Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc và yêu cầu để định lượng và báo cáo về phát thải và loại bỏ khí nhà kính (KNK) ở cấp độ của tổ chức. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu áp dụng cho việc thiết kế, triển khai, quản lý, báo cáo và thẩm định các kiểm kê KNK của một tổ chức.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-2:2011 về Khí nhà kính -Phần 2: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng, quan trắc và báo cáo về sự giảm thiểu phát thải hoặc tăng cường loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ dự án.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-3:2011 về Khí nhà kính- Phần 3: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn đối với thẩm định và kiểm định của các xác nhận khí nhà kính.
5. Lời kết
Kiểm kê khí nhà kính có vai trò quan trọng với tất cả các ngành không chỉ riêng ngành công nghiệp điện tử. Đến với Naturecert, doanh nghiệp sẽ được thực hiện kiểm kê khí nhà kính ngành công nghiệp điện tử theo kế hoạch cụ thể, rõ ràng và minh bạch.
⭐Trung tâm thẩm tra thẩm định khí nhà kính NatureCert | ✅ Kiểm kê khí nhà kính |
⭐Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm | ✅ Báo cáo kiểm kê khí nhà kính |
⭐Hotline Hỗ trợ 24/7 | ☎️ |
Thông tin liên hệ tư vấn NatureCert
NatureCert là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn về thẩm định và thẩm tra báo cáo khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO. Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về các dịch vụ này, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các thông tin sau:
Address: 3B49 Sky 9, 61-63 đường số 1, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Phone: 0932023406
Email: info@naturecert.org
Website: www.naturecert.com
Email: info@naturecert.org
Fanpage chính: Trung tâm NatureCert
Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và kinh nghiệm, NatureCert cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất trong việc đánh giá và báo cáo về khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.