Kiểm kê khí thải nhà kính công nghiệp có phải yêu cầu bắt buộc? Theo thống kê 2018, ngành công nghiệp chiếm đến 22% lượng khí thải trực tiếp. Tiêu thụ điện của ngành cao giải phóng nhiều khí nhà kính. Công nghiệp thực sự ảnh hưởng lớn đến sự biến đổi môi trường và phải được kiểm kê theo đúng quy định của Pháp luật.
1. Thuật ngữ kiểm kê khí thải nhà kính công nghiệp nghĩa là gì?
Căn cứ Khoản 27, Điều 3 thuộc Nghị định 38/2015/NĐ-CP về nội dung quản lý chất thải và phế liệu. Kiểm kê khí thải nhà kính công nghiệp là quá trình xác định đặc điểm, tính chất và mức độ lượng khí thải từ các nguồn thải. Hoạt động này cần tuân theo một khoảng thời gian và phạm vi không gian theo quy định.
Đây là một quá trình quan trọng giúp đánh giá và quản lý mức độ ô nhiêm môi trường mà một cơ sở công nghiệp phát thải. Đồng thời, việc kiểm kê cũng thể hiện trách nhiệm xã hội và mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Xem thêm: Kiểm kê khí nhà kính tiêu chuẩn ISO 14064-1
2. Phạm vi thực hiện kiểm kê khí nhà kính ngành công nghiệp
Công nghiệp thuộc danh sách 6 lĩnh vực, ngành nghề cần phải thực hiện việc kiểm kê khí thải theo quy định của pháp luật. Cụ thể, doanh nghiệp có thể xác định các hoạt động công nghiệp cần kiểm kê theo phạm vi sau:
- Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các mảng về nhiệt điện
- Hoạt động đốt chất thải lộ thiên, đốt các chất thải gây nguy hại đến tầng ozon
- Công nghiệp thép
- Ngành sản xuất xi măng
- Ngành sản xuất giấy
- Các hoạt động về phân bón hóa học
- Các hoạt động sản xuất và sử dụng hóa chất cơ bản
Ngoài các ngành nghề trong phạm vi kiểm kê khí thải nhà kính công nghiệp, quá trình thực hiện cần xác định hệ số phát thải phù hợp với mỗi ngành sản xuất. Điều này được quy định rõ tại Quyết định 2626/QĐ-BTNMT 2022 của Bộ Tài nguyên Môi trường công bố. Trong đó, các loại khí thải cần kiểm kê bao gồm: khí SO2, bụi, Dioxin, CO, HCl, HF, SiO2 và furan.
Xem thêm: Kiểm kê khí nhà kính tiêu chuẩn ISO 14064-2
3. Cách thức thu thập thông tin, dữ liệu khí thải nhà kính công nghiệp
Quá trình kiểm kê khí thải nhà kính công nghiệp không thể thiếu đi bước thu thập dữ liệu, được thực hiện nhất quán, minh bạch và liên tục. Yêu cầu về việc đo đạc các dữ liệu cần phải đảm bảo tính chính xác và được làm một cách tỉ mỉ, cần mẫn. Các công việc thu thập mà ngành công nghiệp cần làm đó là:
3.1. Xác định các nguồn chính của khí thải nhà kính công nghiệp
Nguồn phát thải | Đặc điểm |
Nguồn điểm | Nguồn phát thải cố định xuất phát trực tiếp các ống khói, lò đốt tại các nhà máy sản xuất, hoặc từ các cơ sở công nghiệp khác liên quan. |
Nguồn điện | Phát thải đến từ khu vực nguồn cụ thể trong các hoạt động khai thác khoáng sản, đun nấu hay xây dựng. |
Nguồn di động | Liên quan tới các phương tiện, các loại động cơ và máy móc liên tục phát thải khi di chuyển. Đó có thể là các loại xe đường bộ, máy bay, tàu thuyền hoặc xe cơ giới. |
3.2. Sử dụng linh hoạt, đa dạng các phương pháp thu thập
Thực hiện kiểm kê khí thải nhà kính công nghiệp cần phải áp dụng nhiều khả năng của chuyển đổi số, đa dạng hóa các hình thức thu thập dữ liệu. Kiểm kê khí thải nhà kính công nghiệp có thể thực hiện thu thập dựa trên điều tra, khảo sát trực tiếp tại điểm phát thải khí. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các phiếu điều tra để thu thập thông tin.
4. Các hệ số khí thải nhà kính được sử dụng trong công nghiệp
Hệ số phát thải | Giải thích |
EMEP/EEA | Bộ hệ số phát thải được ban hành bởi Châu Âu. Cơ quan đưa ra bộ hệ số này là Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA) và Chương trình Hợp tác về giám sát & đánh giá môi trường (EMEP) |
AP-42 | Danh mục hệ số phát thải khí từ cơ quan bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) công bố |
JICA | Danh mục hệ số phát thải khí được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản ban hành |
UNEP | Danh mục hệ số phát thải khí do Tổ chức Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) công bố |
Các nghiên cứu của Việt Nam | Những kết quả nghiên cứu về hệ số phát thải theo từng lĩnh vực nghiên cứu trong nước |
Sau khi kiểm kê khí thải nhà kính công nghiệp đã có đầy đủ số liệu, doanh nghiệp cần thực hiện việc tính toán, mô hình hóa các dữ liệu để xây dựng báo cáo. Các kết quả tổng hợp cần được tính toán cụ thể với độ chính xác cao, đảm bảo các nguyên tắc được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Xem thêm: Thẩm tra báo cáo dấu chân carbon sản phẩm ISO 14067
5. Lý do bạn nên lựa chọn sử dụng kiểm kê khí thải nhà kính của NatureCert
Naturecert là đơn vị sở hữu đầy đủ điều kiện và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kiểm kê khí thải công nghiệp. Chúng tôi được trang bị đầy đủ các thiết bị quan trắc và có quy trình minh bạch cụ thể. Hơn thế nữa, NatureCert tự hào khi sở hữu đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm với tinh thần trách nhiệm cao.
⭐Trung tâm thẩm tra thẩm định khí nhà kính NatureCert | ✅ Kiểm kê khí nhà kính |
⭐Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm | ✅ Báo cáo kiểm kê khí nhà kính |
⭐Hotline Hỗ trợ 24/7 | ☎️ |
6. Kết luận
Thông qua bài viết, Naturecertđã làm rõ về chủ đề kiểm kê khí thải nhà kính công nghiệp. Đây là chủ đề nóng rất được quan tâm nhằm giúp các ngành công nghiệp có dữ liệu xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường. Thực hiện kiểm kê khí thải chính là trách nhiệm to lớn để doanh nghiệp vững bước tương lai.
Thông tin liên hệ tư vấn NatureCert
NatureCert là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn về thẩm định và thẩm tra báo cáo khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO. Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về các dịch vụ này, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các thông tin sau:
Address: 3B49 Sky 9, 61-63 đường số 1, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Phone: 0932023406
Email: info@naturecert.org
Website: www.naturecert.com
Fanpage chính: Trung tâm NatureCert
Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và kinh nghiệm, NatureCert cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất trong việc đánh giá và báo cáo về khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.