Chứng nhận ISO 9001 là một trong những tiêu chuẩn phổ biến được nhiều doanh nghiệp/ tổ chức áp dụng hiện nay. Được biết đến như một tiêu chuẩn giúp cải thiện quy trình nội bộ và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. Vậy chứng nhận ISO 9001 là gì? Doanh nghiệp nhận được lợi ích gì từ giấy chứng nhận·này? Cùng NatureCert tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Chứng nhận ISO 9001 là gì?
Chứng nhận ISO 9001 là một chuẩn mực về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phát triển và công bố. Phiên bản đầy đủ của tiêu chuẩn này là ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này được sử dụng để đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp.
ISO 9001:2015 được công nhận rộng rãi là một chuẩn mực chất lượng toàn cầu, có thể áp dụng cho hầu hết các loại hình tổ chức và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất đến kinh doanh.
Tiêu chuẩn này là một công cụ hữu ích mà các công ty và doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng hiệu quả để quản lý chất lượng hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất, thay thế cho phiên bản ISO 9001:2008.
Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng
2. Chứng nhận ISO 9001 mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp
2.1. Lợi ích về vận hành
Chứng nhận ISO 9001 mang lại cho doanh nghiệp một hệ thống quản lý chất lượng (QMS) hiệu quả hơn, cho phép doanh nghiệp vận hành và kiểm soát QMS một cách toàn diện, chặt chẽ và gọn nhẹ. Cụ thể, mọi hoạt động và công việc trong doanh nghiệp sẽ được tiêu chuẩn hóa thông qua các quy trình, tài liệu và biểu mẫu cụ thể. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng phát hiện ra các sai sót hoặc nguy cơ tiềm tàng, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời và phù hợp.
2.2. Lợi ích về thương mại
Không chỉ cải thiện về mặt vận hành, chứng nhận ISO 9001 còn mang lại nhiều lợi ích thương mại. Doanh nghiệp có chứng nhận ISO 9001 sẽ được khách hàng và đối tác tin tưởng và ưu tiên lựa chọn. Chứng nhận này là bằng chứng quan trọng, khẳng định sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp được quản lý nghiêm ngặt và đạt chuẩn chất lượng, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng và đối tác.
Hơn nữa, chứng nhận ISO 9001 còn là công cụ marketing hiệu quả, giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng và đối tác, tăng sức cạnh tranh, củng cố vị thế trong lĩnh vực hoạt động và giảm thiểu các phản hồi tiêu cực. Đặc biệt, nó cũng là cầu nối giúp doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế.
2.3. Lợi ích về tài chính
Hệ thống quản lý chất lượng chứng nhận ISO 9001 cũng mang lại lợi ích rõ rệt về mặt tài chính. Khi QMS được vận hành trơn tru và chặt chẽ, các sai sót và lỗi hỏng trong quá trình sản xuất được giảm thiểu tối đa, giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí lớn dành cho việc xử lý và khắc phục các sai lầm.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phân bổ và tối ưu nguồn lực, giảm thiểu lãng phí và nâng cao hiệu suất làm việc. Điều này dẫn đến việc tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, từ đó tăng lợi nhuận mà không cần phải bán thêm sản phẩm hoặc dịch vụ.
2.4. Lợi ích về nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Chứng nhận ISO 9001, doanh nghiệp có thể tối ưu sức mạnh nhân lực, đảm bảo sự phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Các lợi ích của ISO 9001 về mặt nhân lực bao gồm: tăng hiệu suất và năng suất làm việc, giúp nhân viên mới dễ dàng tiếp nhận và hòa nhập vào công việc nhanh hơn nhờ quy trình làm việc rõ ràng, cải thiện quy trình làm việc và giảm sự kém hiệu quả, và cải thiện sự tham gia của nhân viên trong việc gia tăng hiệu quả của QMS.
Xem thêm: Chứng nhận ISO 14001:2015 – Hệ thống quản lý môi trường
3. Điều kiện được cấp chứng nhận ISO 9001
Chứng nhận ISO 9001 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu cho hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận ISO 9001 phải đáp ứng 03 điều kiện sau:
3.1. Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001
Để đạt được chứng nhận ISO 9001, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, xây dựng hệ thống quản lý của mình theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001. Cụ thể hơn, doanh nghiệp sẽ phải có những hồ sơ tài liệu, quy trình, hướng dẫn… đảm bảo theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO.
Việc xây dựng và áp dụng ISO 9001:2015 là một quá trình triển khai tương đối tốn nhiều thời gian, khoảng 6 – 9 tháng và nhiều nhân sự tham gia.
Kết quả của bước này là doanh nghiệp có một hệ thống quản lý phù hợp theo tiêu chuẩn ISO.
3.2. Thực hiện đánh giá chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận
Sau khi đã có một hệ thống quản lý tốt, có các bằng chứng, chứng minh về sự phù hợp của mình. Đồng thời, doanh nghiệp đã thực hiện tự đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Các hành động khắc phục và cải tiến được thực hiện. Doanh nghiệp sẽ trao đổi với Tổ chức chứng nhận về việc thực hiện cuộc đánh giá chứng nhận.
Đây là bước quan trọng để doanh nghiệp có thể đạt được chứng nhận ISO 9001 hay không (cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015).
3.3. Duy trì vận hành hệ thống và hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 9001
Doanh nghiệp có được giấy chứng nhận ISO 9001 là kết quả ban đầu. Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp phải duy trì việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của mình. Nếu không duy trì, điều này có thể dẫn tới việc hoạt động trì trệ và không hiệu quả.
Ngoài ra, có thể doanh nghiệp sẽ không đạt được yêu cầu khi đánh giá giám sát sau 12 tháng. Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 9001 không còn nữa. Do vậy, sau khi đạt được chứng nhận ISO 9001 cần thường xuyên cải tiến và duy trì việc áp dụng hệ thống.
Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
4. Hiệu lực của chứng nhận ISO 9001
4.1. Hiệu lực của giấy chứng nhận có thời gian bao lâu?
Hiệu lực của chứng nhận tiêu hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 có thời hạn trong 3 năm.
Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ. Để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn.
4.2. Chu kỳ giám sát
Chu ký giám sát có thể là 6-9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng. Tùy theo quy định của tổ chức chứng nhận và thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận.
Hết 3 năm vẫn muốn chứng nhận, tổ chức đó phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng nhận ISO cấp lại có hiệu lực trong 3 năm.
5. Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 9001
Bước 1: Thành lập ban ISO
Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện
Bước 3: Thông báo trong nội bộ tổ chức
Bước 4: Xây dựng và thiết lập các quy trình/hướng dẫn và biểu mẫu
Bước 5: Thực hiện và vận hành theo hệ thống quản lý chất lượng đã thiết lập
Bước 6: Đánh giá nội bộ quy trình áp dụng ISO 9001
Bước 7: Đăng ký và chứng nhận ISO 9001
Bước 8: Duy trì chứng nhận ISO 9001
6. Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết về chứng nhận ISO 9001 và những lợi ích thiết thực mà nó đem đến cho những doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn chưa biết cách thực hiện QMS theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc cần cấp chứng nhận ISO 9001 thì hãy liên hệ ngay với NatureCert qua hotline 093 202 34 06 để được tư vấn chi tiết.
⭐Trung tâm thẩm tra thẩm định khí nhà kính NatureCert | ✅ Chứng nhận ISO |
⭐Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm | ✅ Báo cáo kiểm kê khí nhà kính |
⭐Hotline Hỗ trợ 24/7 | ☎️ 0932.023.406 |
Thông tin liên hệ tư vấn NatureCert
NatureCert là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn về chứng nhận ISO và khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO. Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về các dịch vụ này, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các thông tin sau:
Address: 3B49 Sky 9, 61-63 đường số 1, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Phone: 0932023406
Email: info@naturecert.org
Website: www.naturecert.com
Fanpage chính: Trung tâm NatureCert
Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và kinh nghiệm, NatureCert cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất trong việc đánh giá và báo cáo về khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.