Chứng nhận RMS được thiết lập nhằm đảm bảo rằng Mohair (một loại sợi tự nhiên quý giá được lấy từ lông dê Angora) được sản xuất một cách có trách nhiệm từ trang trại đến sản phẩm cuối cùng. Vậy làm cách nào để đạt được chứng nhận RMS? Và lợi ích của chứng nhận này mang lại như thế nào? Cùng NatureCert tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Chứng nhận RMS là gì?
Chứng nhận RMS (RMS certification) là quá trình kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận nhằm xác nhận rằng một sản phẩm hoặc quy trình đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà tiêu chuẩn RMS đặt ra.
Giấy chứng nhận RMS đóng vai trò như một bằng chứng khẳng định rằng doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu đối với sản phẩm mohair bền vững, đạt chuẩn theo tiêu chuẩn RMS.

Xem thêm: Chứng nhận RDS về lông vũ có trách nhiệm
Các yêu cầu chính của chứng nhận RMS
Chứng nhận RMS Responsible Mohair Standard đưa ra một loạt các yêu cầu nghiêm ngặt nhằm bảo đảm rằng mohair được sản xuất theo cách có trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi động vật và môi trường, cũng như tính minh bạch trong chuỗi cung ứng. Dưới đây là những yêu cầu chính của chứng nhận RMS:
Phúc lợi động vật
Các trang trại phải tuân thủ tiêu chuẩn cao về phúc lợi động vật, bao gồm 5 quyền tự do sau:
- Không bị đói khát.
- Không bị khó chịu cả về thể chất và tinh thần.
- Không bị đau đớn, tổn thương hoặc bệnh tật.
- Không bị sợ hãi và lo lắng.
- Tự do thể hiện các hành vi bản năng. Các trang trại cần phải cung cấp môi trường sống phù hợp và đảm bảo chăm sóc tốt cho đàn dê để đạt được các yêu cầu về phúc lợi động vật.
Quản lý đất đai bền vững
RMS yêu cầu các trang trại áp dụng các phương pháp quản lý đất đai bền vững, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và duy trì sự đa dạng sinh học. Điều này bao gồm quản lý việc chăn thả dê, bảo vệ tài nguyên nước và đất, và ngăn ngừa xói mòn đất.
Truy xuất nguồn gốc và minh bạch trong chuỗi cung ứng
RMS yêu cầu rằng sợi mohair được chứng nhận có thể truy xuất từ trang trại đến sản phẩm cuối cùng. Các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến gia công và bán lẻ, phải tuân thủ các quy trình nhằm bảo đảm rằng sản phẩm có thể được truy xuất đầy đủ.
Kiểm định và giám sát độc lập
Để đảm bảo tính chính xác và tin cậy, các trang trại và doanh nghiệp phải trải qua các cuộc kiểm định và đánh giá định kỳ từ các tổ chức chứng nhận độc lập. Các kiểm định này sẽ xác minh rằng các bên liên quan đáp ứng đầy đủ yêu cầu của RMS.
Giáo dục và đào tạo
RMS khuyến khích các trang trại và các đơn vị trong chuỗi cung ứng tham gia vào các chương trình đào tạo về phúc lợi động vật, quản lý bền vững và yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Điều này nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng của nhân viên trong việc tuân thủ các yêu cầu của RMS.
Chứng nhận phạm vi và giao dịch
Các đơn vị tham gia chuỗi cung ứng phải đạt được:
- Giấy chứng nhận phạm vi hoạt động (Scope Certificate – SC): Được cấp cho các nhà cung cấp đáp ứng toàn bộ tiêu chí sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn RMS.
- Giấy chứng nhận giao dịch (Transaction Certificate – TC): Được cấp cho các lô hàng đạt chuẩn RMS, xác nhận rằng mohair trong lô hàng này phù hợp với các tiêu chuẩn về nguồn gốc và truy xuất.

Đối tượng của chứng nhận RMS
Chứng nhận RMS được áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng Mohair, từ khâu đầu tiên là nuôi dê Angora cho đến khi sản phẩm cuối cùng được đưa ra thị trường.
Cụ thể, các đối tượng có thể được chứng nhận RMS bao gồm:
- Trang trại nuôi dê Angora: Đây là khâu bắt đầu của chuỗi cung ứng, nơi dê Angora được nuôi dưỡng và chăm sóc.
- Cơ sở giết mổ dê Angora: Sau khi dê Angora được nuôi đến độ tuổi thích hợp, chúng sẽ được đưa đến các cơ sở giết mổ để lấy lông.
- Đơn vị thu gom và xử lý lông dê Angora: Lông dê sau khi được thu gom sẽ được đưa đến các đơn vị này để làm sạch, phân loại và xử lý sơ bộ.
- Doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc và các sản phẩm từ lông dê Angora: Lông dê sau khi được xử lý sẽ được đưa đến các doanh nghiệp này để sản xuất thành các sản phẩm cuối cùng như áo len, khăn choàng, thảm…
Lợi ích khi đạt được chứng nhận RMS
- Đáp ứng các yêu cầu pháp lý liên quan đến phúc lợi động vật.
- Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng nhân đạo.
- Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm chi tiết và đáng tin cậy.
- Nắm rõ thành phần trong sản phẩm để đưa ra những cam kết chính xác.
- Đảm bảo giao dịch thương mại minh bạch và thông tin rõ ràng.
- Hoàn thành quy trình đánh giá và nhận chứng chỉ RMS chính thức.
- Được phép sử dụng nhãn RMS trên sản phẩm (áp dụng cho sản phẩm với toàn bộ mohair được chứng nhận RMS).
- Thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường quốc tế.
- Tạo dựng niềm tin với khách hàng và đối tác kinh doanh.
- Mở ra cơ hội phát triển và tăng trưởng mới trong ngành.

Hướng dẫn quy trình chứng nhận RMS
Bước 1: Khai báo thông tin đăng ký chứng nhận RMS
Doanh nghiệp cung cấp thông tin cần thiết về quy mô hoạt động, lĩnh vực sản xuất, và các sản phẩm liên quan đến mohair để đăng ký tham gia quy trình chứng nhận RMS.
Bước 2: Ký kết hợp đồng đánh giá chứng nhận và chuẩn bị cho đánh giá chính thức
Sau khi thông tin đăng ký được xác nhận, doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng với tổ chức chứng nhận và chuẩn bị tài liệu, quy trình nội bộ để đáp ứng các yêu cầu của RMS.
Bước 3: Đánh giá sơ bộ giai đoạn 1
Trong giai đoạn này, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá sơ bộ để kiểm tra mức độ áp dụng tiêu chuẩn RMS. Điều này giúp doanh nghiệp xác định những điểm cần cải thiện trước khi bước vào đánh giá chính thức.
Bước 3: Đánh giá thực tế giai đoạn 2
Ở giai đoạn đánh giá chính thức, tổ chức chứng nhận tiến hành các cuộc phỏng vấn nhân viên, kiểm tra hiện trường, và quan sát quy trình sản xuất để đảm bảo rằng doanh nghiệp thực hiện đúng các yêu cầu về phúc lợi động vật và truy xuất nguồn gốc.
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ, tài liệu và quy trình
Các chuyên gia thẩm định hồ sơ, quy trình và tài liệu liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn RMS, xác nhận rằng các hoạt động và hệ thống quản lý của doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn.
Bước 5: Cấp chứng chỉ RMS
Sau khi doanh nghiệp hoàn thành các yêu cầu đánh giá và khắc phục mọi điểm không phù hợp, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ RMS có hiệu lực trong vòng 1 năm, khẳng định rằng doanh nghiệp đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn.
Bước 6: Tái đánh giá chứng nhận RMS sau khi chứng chỉ hết hiệu lực
Khi chứng chỉ gần hết hạn, doanh nghiệp cần thực hiện tái đánh giá để gia hạn chứng nhận. Việc đánh giá định kỳ này đảm bảo rằng doanh nghiệp tiếp tục duy trì các tiêu chuẩn RMS trong quá trình hoạt động.
Thông tin liên hệ:
NatureCert là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ về chứng nhận RMS . Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về các dịch vụ này, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các thông tin sau:
Address: 3B49 Sky 9, 61-63 đường số 1, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Phone: 0932023406
Email: info@naturecert.org
Website: www.naturecert.com
Fanpage chính: Trung tâm NatureCert
Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và kinh nghiệm, NatureCert cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.