Kiểm kê khí nhà kính là một phần không thể thiếu trong nỗ lực giảm thiểu tác động môi trường và tuân thủ pháp luật. Nghị định 06 mới nhất đã đưa ra những quy định cụ thể, giúp doanh nghiệp thực hiện quy trình kiểm kê một cách rõ ràng và hiệu quả hơn. Cùng NatureCert tìm hiểu chi tiết quy trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Nghị định 06 mới để đảm bảo sự minh bạch và phát triển bền vững trong bài viết dưới đây.
Bước 1: Khởi động dự án
- Mục tiêu: Thống nhất kế hoạch và phạm vi kiểm kê khí nhà kính.
- Hoạt động chính:
- Họp khởi động với khách hàng để hiểu rõ đặc điểm sản xuất và các yêu cầu pháp lý
- Thống nhất ranh giới kiểm kê (theo phạm vi 1 và phạm vi 2) và các nguồn phát thải cần đánh giá
Bước 2: Thu thập thông tin và dữ liệu
- Mục tiêu: Thu thập đủ thông tin từ khách hàng về hoạt động phát thải.
- Dữ liệu cần cung cấp:
- Hóa đơn điện, nhiên liệu (Diesel, LPG, xăng), chất làm lạnh (R22), chất chữa cháy (CO2), nước thải, và các dữ liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính khác
- Thông tin sản xuất: Số lượng sản phẩm, số nhân viên, số giờ làm việc trung bình.
- Dữ liệu cơ sở hạ tầng: Sơ đồ nhà máy, hệ thống xử lý nước thải, và quy trình sản xuất.
- Phương pháp:
- Sử dụng file excel biểu mẫu để khách hàng cung cấp dữ liệu.
- Tổ chức buổi làm việc tại nhà máy để xác minh thông tin trực tiếp.
Bước 3: Xử lý và tính toán dữ liệu
- Mục tiêu: Tính toán lượng phát thải khí nhà kính từ các nguồn đã thu thập.
- Nguồn phát thải cần xác định:
Phạm vi 1: Phát thải trực tiếp
- Từ đốt nhiên liệu tại cơ sở:
- Dầu Diesel hoặc xăng dùng trong máy phát điện.
- LPG dùng cho nấu ăn và quy trình sản xuất.
- Dầu Diesel hoặc xăng cho xe nâng và các phương tiện nội bộ.
- Sinh khối sử dụng tại nhà máy
- …
- Từ rò rỉ khí:
- Chất làm lạnh (R22, HFCs…) từ hệ thống điều hoà
- Chất chữa cháy CO2 từ hệ thống chữa cháy.
- Bột chữa cháy ( nếu có phát thải GHGs)
- Từ xử lý chất thải:
- Phát thải CH4 từ nước thải sinh hoạt.
- Phát thải CH4 từ nước thải sản xuất.
Phạm vi 2: Phát thải gián tiếp
- Từ việc sử dụng điện:
- Điện nhập từ lưới điện quốc gia.
- Hơi nước hoặc nhiệt năng nhập khẩu (nếu có).
- Phương pháp:
- Áp dụng công thức: dữ liệu hoạt động x hệ số phát thải x GWP
- Sử dụng hệ số phát thải từ Quyết định 2626/QĐ-BTNMT hoặc IPCC 2006, hệ số phát thải điện lưới của BTNMT
- Kết quả:
- Xác định tổng phát thải khí nhà kính theo từng phạm vi.
- Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm kê khí nhà kính.
Bước 4: Lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính
- Mục tiêu: Trình bày kết quả kiểm kê khí nhà kính đầy đủ và minh bạch.
- Cấu trúc báo cáo:
- Thông tin doanh nghiệp.
- Phạm vi và phương pháp kiểm kê.
- Kết quả kiểm kê theo từng nguồn phát thải.
- Biểu đồ thể hiện kết quả phát thải.
- Đánh giá độ tin cậy và tính đầy đủ của dữ liệu.
- Khuyến nghị cải tiến (nếu có).
- Bàn giao:
- Báo cáo hoàn chỉnh dạng PDF và tài liệu Excel tính toán (nếu cần).
Tham khảo báo cáo mẫu:
Bước 5: Hỗ trợ sau kiểm kê
- Mục tiêu: Đảm bảo khách hàng hiểu và sử dụng kết quả kiểm kê hiệu quả.
- Hoạt động hỗ trợ:
- Hướng dẫn khách hàng đọc và hiểu báo cáo.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu phát thải.
- Đào tạo cơ bản để khách hàng hiểu quy trình kiểm kê cho các năm tiếp theo.
Bước 6: Thời gian thực hiện báo cáo
Tùy thuộc vào quy mô và phức tạp của hoạt động doanh nghiệp, thời gian hoàn thành dao động từ 2 đến 4 tuần sau khi nhận đủ dữ liệu.
Thông tin liên hệ:
NatureCert là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ về kiểm kê khí nhà kính. Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về các dịch vụ này, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các thông tin sau:
Address: 3B49 Sky 9, 61-63 đường số 1, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Phone: 0932023406
Email: info@naturecert.org
Website: www.naturecert.com
Fanpage chính: Trung tâm NatureCert
Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và kinh nghiệm, NatureCert cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.