Chứng nhận ISO 22000 là gì? Nó mang lại lợi ích như thế nào cho bản thân doanh nghiệp và khách hàng? Đáp án sẽ được bật mí ngay qua bài viết dưới đây của NatureCert, tham khảo ngay!
1. Chứng nhận ISO 22000 là gì?
Chứng nhận ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) xây dựng và ban hành, dành riêng cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. Tiêu chuẩn này cung cấp khuôn khổ cho việc thiết lập, thực hiện, cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Phiên bản mới nhất của chứng nhận này là ISO 22000:2028.
Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
2. Đối tượng áp dụng chứng nhận ISO 22000
Chứng nhận ISO 22000 có thể được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Dưới đây là những đối tượng chính:
- Các nhà sản xuất thực phẩm: Bao gồm các doanh nghiệp chế biến và sản xuất thực phẩm, từ quy mô nhỏ đến lớn, trong mọi lĩnh vực như thịt, cá, sữa, bánh kẹo, đồ uống, và thực phẩm chức năng.
- Các trang trại và cơ sở nuôi trồng: Các đơn vị trồng trọt và chăn nuôi, bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, cần kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm từ giai đoạn đầu.
- Các cơ sở chế biến và đóng gói thực phẩm: Các doanh nghiệp chuyên về chế biến, đóng gói và bảo quản thực phẩm trước khi đưa ra thị trường.
- Nhà cung cấp nguyên liệu và phụ gia thực phẩm: Các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu thô, phụ gia và các thành phần khác cho ngành thực phẩm.
- Các công ty vận chuyển và lưu trữ thực phẩm: Các doanh nghiệp chuyên vận chuyển, lưu trữ và phân phối thực phẩm cần đảm bảo rằng sản phẩm của họ duy trì an toàn và chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển và lưu trữ.
- Nhà hàng và các cơ sở dịch vụ ăn uống: Bao gồm nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, và các cơ sở dịch vụ ăn uống khác.
- Nhà bán lẻ và siêu thị: Các cửa hàng bán lẻ, siêu thị và các đơn vị phân phối thực phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng.
- Các tổ chức kiểm tra và chứng nhận thực phẩm: Các tổ chức chuyên về kiểm tra, đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp.
- Các cơ sở nghiên cứu và phát triển thực phẩm: Các tổ chức nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm các sản phẩm thực phẩm mới.
Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng
3. Những lợi ích của ISO 22000
Mặc dù không có quy định bắt buộc phải áp dụng, xu hướng lựa chọn chứng nhận ISO 22000 đang trở nên ngày càng phổ biến đối với các doanh nghiệp thực phẩm. Những lợi ích mà chứng nhận này mang lại cho các tổ chức và đơn vị là rất lớn:
- Tăng cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế nhờ đạt được tiêu chuẩn toàn cầu.
- Tiêu chuẩn ISO 22000 có giá trị và được công nhận trên toàn thế giới.
- Cải thiện quy trình sản xuất nội bộ và kiểm soát hiệu quả hơn.
- Chứng nhận ISO 22000 giúp các doanh nghiệp chế biến và sản xuất thực phẩm kiểm soát được mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt đến khi thực phẩm được tiêu thụ, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Giảm thiểu tối đa sai sót và chi phí rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm.
- Doanh nghiệp áp dụng ISO 22000 phải thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) để hạn chế mối nguy và xây dựng hệ thống kiểm soát bao gồm các quy trình, thủ tục kiểm soát và hệ thống văn bản hỗ trợ.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn của khách hàng.
- Doanh nghiệp áp dụng và đạt chứng nhận ISO 22000 được công nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tốt và đảm bảo cung cấp sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng.
- Giảm bớt sự kiểm tra và đánh giá từ các bên liên quan.
- Đặc biệt, khi tổ chức đạt chứng nhận ISO 22000 cho hệ thống thực phẩm sẽ được miễn Giấy phép an toàn thực phẩm.
Xem thêm: Khóa học kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018
4. Chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực bao lâu?
Giấy chứng nhận ISO 22000 có thời hạn hiệu lực là 3 năm, bắt đầu từ ngày cấp chứng nhận đến ngày hết hiệu lực. Trong khoảng thời gian này, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.
Chu kỳ giám sát có thể diễn ra trong khoảng từ 6 đến 9 tháng, hoặc tối đa là 12 tháng, tùy thuộc vào quy định của tổ chức chứng nhận hoặc sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và tổ chức chứng nhận. Sau 3 năm, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục duy trì chứng nhận, họ cần phải đăng ký để được đánh giá lại. Quá trình đánh giá lại sẽ được thực hiện tương tự như lần đánh giá chứng nhận ban đầu.
Giấy chứng nhận ISO 22000 được cấp lại cũng sẽ có hiệu lực trong thời gian 3 năm.
Xem thêm: Chứng nhận ISO 20000-1:2018 – Hệ thống quản lý dịch vụ công nghệ thông tin
5. Nội dung của chứng nhận ISO 22000
- Phạm vi áp dụng
- Tài liệu viện dẫn
- Thuật ngữ và định nghĩa
- Bối cảnh của tổ chức
+ Hiểu rõ tổ chức và bối cảnh của tổ chức: Tổ chức phải xác định các vấn đề bên ngoài và nội bộ liên quan đến mục đích của tổ chức và ảnh hưởng của chúng đến khả năng đạt được kết quả dự kiến của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
+ Hiểu được nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan: Tổ chức phải xác định, xem xét và cập nhật thông tin có liên quan đến các bên quan tâm và yêu cầu của họ theo hệ thống ISO 22000.
+ Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Tổ chức phải xác định ranh giới và khả năng áp dụng của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Phạm vi phải xác định cụ thể các sản phẩm và dịch vụ, địa điểm sản xuất được bao gồm vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
+ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Tổ chức phải thiết lập, áp dụng, duy trì, cập nhật và cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, bảo đảm các quá trình cần thiết và tương tác giữa các quá trình, phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
- Lãnh đạo
+ Sự lãnh đạo và cam kết: Đảm bảo chính sách và mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với định hướng chiến lược của tổ chức; đảm bảo các nguồn lực cần thiết; đảm bảo tích hợp các yêu cầu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vào các quá trình kinh doanh của tổ chức; truyền đạt đầy đủ các thông điệp đến nhân viên; đảm bảo đánh giá, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
+ Chính sách: Thiết lập và truyền đạt chính sách an toàn thực phẩm
+ Vai trò của tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn: Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng trách nhiệm và quyền hạn đối với các vai trò liên quan được xác định, truyền đạt và thấu hiểu trong tổ chức; Trưởng nhóm an toàn thực phẩm phải hỗ trợ Lãnh đạo cao nhất trong việc triển khai các hoạt động và báo cáo lại kết quả thực hiện; Tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm báo cáo các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho người được chỉ định.
- Hoạch định
+ Giải quyết các nguy cơ và nắm bắt các cơ hội
+ Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định để đạt được mục tiêu
+ Hoạch định các thay đổi: Khi cần thiết phải thay đổi hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, bao gồm cả những thay đổi về nhân sự
- Công tác hỗ trợ
+ Các nguồn lực: Nhân sự; Cơ sở hạ tầng; Môi trường làm việc; Các yếu tố phát triển bên ngoài của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; Kiểm soát các quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ được bên ngoài cung cấp
+ Năng lực: Xác định năng lực của thành viên tổ chức và các bên liên quan và đảm bảo năng lực của những đối tượng này phù hợp với hệ thống; Cần triển khai đào tạo và đánh giá năng lực khi cần thiết
+ Nhận thức: Tổ chức phải đảm bảo các thành viên của mình có nhận thức đầy đủ về chính sách, mục tiêu, những gì cần làm và hậu quả của việc không tuân thủ
+ Truyền thông: Trao đổi thông tin với bên ngoài và nội bộ
+ Thông tin dạng văn bản: Tạo và cập nhật văn bản; Kiểm soát thông tin dạng văn bản
- Vận hành
+ Hoạch định và kiểm soát hoạt động: Thiết lập tiêu chí; Kiểm soát theo tiêu chí; Lưu trữ thông tin dạng văn bản để chứng minh sự tuân thủ
+ Chương trình tiên quyết (PRP): Tổ chức phải thiết lập, áp dụng, duy trì và cập nhật PRP để ngăn ngừa hoặc giảm chất ô nhiễm (bao gồm cả mối nguy về an toàn thực phẩm) trong sản phẩm, quá trình chế biến sản phẩm và môi trường làm việc.
+ Hệ thống truy xuất nguồn gốc: Xem xét mối liên quan của các lô nguyên vật liệu, thành phần và sản phẩm trung gian với sản phẩm cuối cùng; Xác định được quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm
+ Chuẩn bị sẵn sàng và giải quyết tình huống khẩn cấp: Cập nhật các yêu cầu luật định; Duy trì trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài; Hành động kịp thời; Kiểm tra thủ tục định kỳ; Lưu trữ hồ sơ sau sự cố
+ Kiểm soát mối nguy: Các bước sơ bộ để phân tích mối nguy; Phân tích mối nguy; Xác nhận hiệu lực các biện pháp kiểm soát và phối hợp các biện pháp kiểm soát; Kế hoạch kiểm soát mối nguy
+ Cập nhập thông tin xác định các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy: Các đặc tính của nguyên liệu, thành phần và vật liệu tiếp xúc với sản phẩm, sản phẩm cuối cùng; Mục đích sử dụng; Lưu đồ và mô tả các quá trình và môi trường sản xuất.
+ Kiểm soát việc giám sát và đo lường: Tổ chức phải cung cấp bằng chứng cho thấy các phương pháp đo và phương pháp giám sát và thiết bị sử dụng đã phù hợp cho các hoạt động giám sát và đo lường liên quan đến PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy.
+ Thẩm tra liên quan đến các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy: Thẩm tra; Phân tích kết quả của hoạt động thẩm tra
+ Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình: khắc phục; hành động khắc phục; xử lý các sản phẩm không an toàn tiềm ẩn; thu hồi
⭐Trung tâm thẩm tra thẩm định khí nhà kính NatureCert | ✅ Kiểm kê khí nhà kính |
⭐Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm | ✅ Báo cáo kiểm kê khí nhà kính |
⭐Hotline Hỗ trợ 24/7 | ☎️ |
6. Lời kết
Qua bài chia sẻ trên, hy vọng phần nào đã giúp doanh nghiệp bạn hiểu rõ về chứng nhận ISO 22000. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tiêu chuẩn này như các bước làm chứng nhận, chi phí… vui lòng liên hệ ngay với NatureCert để nhận tư vấn nhanh chóng và chính xác.
Thông tin liên hệ tư vấnNatureCert
NatureCert là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn về thẩm định và thẩm tra báo cáo khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO. Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về các dịch vụ này, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các thông tin sau:
Address: 3B49 Sky 9, 61-63 đường số 1, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Phone: 0932023406
Email: info@naturecert.org
Website: www.naturecert.com
Fanpage chính: Trung tâm NatureCert
Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và kinh nghiệm, NatureCert cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất trong việc đánh giá và báo cáo về khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.