Chứng nhận ISO 45001 là một tiêu chuẩn có giá trị quốc tế vì vậy việc triển khai kế hoạch rất tốn kém thời gian và sức lực. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp nên tìm hiểu quy trình cụ thể để hoàn thành dự án. Hãy cùng NatureCert tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!
1. Cam kết của ban lãnh đạo – Quy trình chứng nhận ISO 45001
Để xây dựng và chứng nhận hệ thống ISO 45001 một cách bài bản, trước hết doanh nghiệp cần sự đồng thuận và hỗ trợ nhiệt tình từ ban lãnh đạo. Họ là những người đưa ra quyết định và chiến lược thực hiện. Sự hỗ trợ về chi phí và tinh thần từ ban lãnh đạo sẽ là bước khởi đầu quan trọng để đạt chứng nhận ISO 45001. Cam kết này không chỉ tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp mà còn đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Xem thêm: Vai trò và lợi ích của chứng nhận ISO 45001
2. Nhận biết các quy định pháp luật cho doanh nghiệp – Quy trình chứng nhận ISO 45001
Pháp luật chính là bước đầu tiên của việc áp dụng hệ thống ISO 45001. Đây chính là một phần quan trọng của ISO 45001 và tổ chức của bạn cần nhận biết được các quy định pháp luật có liên quan đến công ty. Hệ thống ISO 45001 bài bản sẽ hài hòa được với các quy định của pháp luật của nước sở tại.
Xem thêm: Chứng nhận ISO 45001:2018 | Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
3. Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH & S – Quy trình chứng nhận ISO 45001
Bước tiếp theo trong việc xây dựng hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp là xác định phạm vi của hệ thống OH&S. Việc này rất quan trọng để viết chính sách OH&S và các mục tiêu cụ thể. Điều này cũng giúp xây dựng kế hoạch thực hiện hệ thống quản lý OH&S tốt nhất, đảm bảo các biện pháp an toàn và sức khỏe được thực hiện hiệu quả và toàn diện. Phạm vi rõ ràng không chỉ giúp định hướng mục tiêu mà còn tạo nền tảng cho việc áp dụng và cải tiến liên tục hệ thống.
Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng
4. Xác định các quy trình và thủ tục – Quy trình chứng nhận ISO 45001
Những quy trình và thủ tục nào cần được xác định để kiểm soát các mối nguy OH&S trong công ty của bạn? Làm thế nào để bạn xác định được tất cả các mối nguy hiểm và các rủi ro liên quan để đảm bảo các biện pháp kiểm soát thích hợp sẽ được áp dụng?
Thực hiện bước 4 sẽ giúp bạn kiểm soát các hoạt động và chuẩn bị thủ tục cho trường hợp khẩn cấp. Để làm điều đó, bạn cần viết ra những yếu tố có thể được kiểm soát thông qua đào tạo và nâng cao nhận thức. Hãy xem cuốn sách hướng dẫn và kiểm tra checklist hệ thống theo yêu cầu của ISO 45001:2018. Việc này sẽ đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát rủi ro được thực hiện một cách hiệu quả và toàn diện, giúp doanh nghiệp bạn giảm thiểu nguy cơ và tăng cường an toàn lao động.
Xem thêm: Chứng nhận ISO 14001:2015 – Hệ thống quản lý môi trường
5. Thực hiện quy trình OH&S – Quy trình chứng nhận ISO 45001
Bạn cần làm gì để tích hợp tất cả các quy trình và thủ tục từ Bước 4? Bạn cần phân cấp kiểm soát thủ tục nào? Bạn có cần hợp tác chặt chẽ với một số cá nhân trong tổ chức để đạt được thành công? Làm thế nào bạn sẽ xác định các trách nhiệm bổ sung mà một số nhân viên cần đảm nhận? Đây là những câu hỏi quan trọng cần trả lời trong bước 5 này.
Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
6. Đào tạo kiến thức và hướng dẫn thực hành cho nhân viên – Quy trình chứng nhận ISO 45001
Nhân viên của bạn cần được am hiểu và nhận thức đầy đủ về hệ thống ISO 45001. Việc thực hiện như thế nào và được ghi chép ở đâu cùng những lợi ích gì? Việc này cần được đào tạo kiến thức cũng như hướng dẫn thực hành cho nhân viên của bạn.
Những công việc cần có thể được kể lại như: Đào tạo nhận thức về ISO 45001, các hệ thống tiêu chuẩn ISO 45001 như biểu mẫu, thủ tục trong doanh nghiệp.
Xem thêm: Chứng nhận ISO 20000-1:2018 – Hệ thống quản lý dịch vụ công nghệ thông tin
7. Chọn tổ chức chứng nhận ISO 45001: 2018 – Quy trình chứng nhận ISO 45001
Chọn một tổ chức chứng nhận phù hợp với công ty của bạn để đạt lợi ích tối đa là điều cực kỳ quan trọng. Vậy làm sao để thực hiện điều này?
Đánh giá viên có hiểu biết về ngành của bạn và các nguy cơ, rủi ro liên quan không? Các doanh nghiệp khác đang sử dụng dịch vụ chứng nhận của công ty đó và mức độ hài lòng của họ ra sao? Tổ chức chứng nhận sẽ mang lại lợi ích gì cho bạn?
Đây là những câu hỏi bạn cần đặt ra cho các tổ chức chứng nhận tiềm năng nếu muốn chọn đúng đối tác cho mình. Việc chọn đúng tổ chức chứng nhận sẽ giúp công ty bạn hoạt động hiệu quả hơn và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng.
Xem thêm: Chứng nhận ISO 13485:2016 – Hệ thống quản lý chất lượng thiết bị y tế
8. Sử dụng hệ thống quản lý OH & S và lưu giữ hồ sơ – Quy trình chứng nhận ISO 45001
Quá trình lưu trữ hồ sơ sẽ phản ánh rõ cách hệ thống quản lý vận hành, từ đó xác định xem doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không và những điểm cần phát triển, cải thiện. Việc lưu trữ này không chỉ giúp theo dõi tiến độ mà còn là cơ sở để nâng cao chất lượng và hiệu suất công việc, đảm bảo doanh nghiệp luôn đi đúng hướng và phát triển bền vững.
Xem thêm: Chứng nhận ISO 50001:2018 – Hệ thống quản lý năng lượng
9. Đánh giá nội bộ – Quy trình chứng nhận ISO 45001
Việc đánh giá nội bộ không chỉ giúp phát hiện kịp thời các sai sót mà còn là cơ hội để nâng cao hiệu quả công việc, đảm bảo mọi quy trình luôn được tối ưu hóa và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Do đó, doanh nghiệp cần đặt ra câu hỏi: Đánh giá nội bộ là công cụ để kiểm tra từng quy trình, vậy nó đang cho bạn biết điều gì? Hồ sơ của bạn có đủ để thể hiện quá trình hoạt động không? Có vấn đề nào cần hành động khắc phục không? Có lĩnh vực nào cần đánh giá thường xuyên hơn không?
Xem thêm: Chứng nhận ISO/IEC 27001 – Hệ thống quản lý an toàn an ninh thông tin
10. Thực hiện xem xét lãnh đạo – Quy trình chứng nhận ISO 45001
Hệ thống quản lý OH&S của bạn có hoạt động đúng và hiệu quả theo kế hoạch lãnh đạo không? Các cải tiến có đang được thực hiện và nguồn lực có được cung cấp đầy đủ không?
Bạn chỉ có thể biết điều này bằng cách xem xét quản lý và đánh giá đầu ra của hệ thống quản lý. Điều này giúp đảm bảo rằng hệ thống luôn hoạt động tối ưu, đáp ứng các mục tiêu an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn đã đặt ra.
11. Hành động khắc phục – Quy trình chứng nhận ISO 45001
Hệ thống quản lý OH&S của bạn có còn vấn đề nào cần khắc phục không? Doanh nghiệp có phát hiện ra những vấn đề này qua các phép đo quy trình, kiểm toán nội bộ hay đánh giá quản lý không?Doanh nghiệp đã điều tra các sự cố OH&S trong hệ thống hành động khắc phục của mình chưa?
Hãy sử dụng quy trình hành động khắc phục để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và giải quyết nó bằng các biện pháp khắc phục phù hợp. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng mọi vấn đề đều được xử lý tận gốc, ngăn ngừa tái diễn và nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý.
12. Đánh giá chứng nhận- Quy trình chứng nhận ISO 45001
Khi bạn đã sẵn sàng, tổ chức chứng nhận sẽ đến để khảo sát các kế hoạch, quy trình hệ thống quản lý OH & S của bạn, làm các quy trình chứng nhận ISO 45001:2018.
Trên đây là chi tiết quy trình chứng nhận ISO 45001, hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn dịch vụ chứng nhận ISO 45001, xin vui lòng liên hệ:
⭐Trung tâm thẩm tra thẩm định khí nhà kính NatureCert | ✅ Chứng nhận ISO |
⭐Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm | ✅ Báo cáo kiểm kê khí nhà kính |
⭐Hotline Hỗ trợ 24/7 | ☎️ 0932.023.406 |
Thông tin liên hệ tư vấn NatureCert
NatureCert là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn về chứng nhận ISO và khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO. Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về các dịch vụ này, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các thông tin sau:
Address: 3B49 Sky 9, 61-63 đường số 1, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Phone: 0932023406
Email: info@naturecert.org
Website: www.naturecert.com
Fanpage chính: Trung tâm NatureCert
Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và kinh nghiệm, NatureCert cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất trong việc đánh giá và báo cáo về khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.